C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 1 Kiến nghị
1.4. Kiên nghị với Huyện Đoàn Tràng Định
- Tiếp túc tăng cường phối hợp thực hiện, trong tổ chức phòng trào thi đua, các cuộc thi tìm hiểu về GDKNS trong đoàn viên thanh niên trong nhà trường.
- Tham gia bồ dưỡng năng lực quản lý tổ chức các hoạt động, quản lý GDKNS cho cán bộ Đoàn.
- Tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của GDKNS trong đoàn viên trên địa bàn huyện; tổ chức truyền thông vê GDKNS cho các em đội viên ở bậc trung học cơ sở tiếp cận, tìm hiểu về KNS.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sân khấu hóa về GDKNS trên địa bàn, giúp cho các em học sinh cung được tham gia, trải nghiệm.
2. Kết luận
Hoạt động GDKNS là một bộ phận không thể tách rời các hoạt động giáo dục trong nhà trường, là yếu tố quan trọng thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Quản lý hoạt động GDKNS trong nhà trường cần được quan tâm hàng đầu, đầu là tiền đề là điều kiệnịeể thực hiện các nhiêm vụ chính trị của đơn vị.
Giáo dục kỹ năg sống không chỉ giúp HS thực hiện những hành vi mang tính xã hội tích cực, mà còn giúp loại bỏ các hành vi tiêu tực, biết điều chỉnh các hành vi của mình góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, làm giảm bớt các tệ nạn xã hội, làm cho xã hội lành mạnh.
Trường THPT Tràng định , tỉnh Lạng Sơn là một trường trên địa bàn miền núi, biên giới với địa hình đa số là đồi núi, bị chia cắt bởi nhiều sông suối. Các hiện tượng thiên tai có thể xảy ra như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra đe dọa tới sức khỏe và tính mạng HS. Do đặc thù của của bậc học nên các em đầu tư thời gian nhiều vào việc học tập, ít được rèn luyện các KNS, thiếu các kiến thức về văn hóa địa phường; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiềm chế cảm xúc còn hạn chế, còn nhiều vi phạm Luật giao thông đường bộ. Những tác động tiêu cực của xã hội của vùng biên giới với nhiều nguy cơ tiểm ẩn có thể ảnh hưởng tới HS nhà trường.
Trong những năm qua công tác quản lý và tổ chức hoạt động GDKNS ở nhà trường đã được thực hiện phần nào đã có tác dụng đến việc nâng cao chất lượng giáo toàn diện, phát huy tính tích cực của HS khi tham gia hoạt động. Tuy nhiên trong quản lý hoạt động còn có những hạn chế như nhận thức của CB, GV, HS và cha mẹ HS về vị trí, vai trò của hoạt động GDKNS chưa thật đúng và đầy đủ, tổ chức chưa chặt chẽ, kế hoạch xây dựng chưa thống nhất, chưa có tính khoa học; phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS chưa thật phong phú; CSVCTB chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động; chưa phát huy hết sự quan hỗ trợ, giúp đỡ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Kết quả các hoạt động GDKNS chưa đạt được như mong muốn.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đơn vị , chúng tôi xây dựng Đề án "Nâng cáo chất lượng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Tràng Định giai đoạn 2016 - 2020" với các nội dung chủ yếu sau:
- Nâng cao năng lực quản lý chỉ đạo trong thực hiện hoạt động GDKNS cho đội ngũ cán bộ quản lý, giao viên trong nhà trường
- Triển khai đẩy mạnh và có hiệu các nôi dung giáo dục các kỹ năng sống cơ bản như: Kĩ năng kiềm chế trong quan hệ giới tính, Kĩ năng kiềm chế và giải quyết xung đột, Kĩ năng phòng chống đuối nước, Kĩ năng phòng tránh thiên tai, tai nạn thương tích, Kĩ năng phòng chống ma túy, Kĩ năng phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, Kĩ năng tự bảo vệ (phòng chống xâm hại thân thể, quấy rối tình dục...), Kĩ năng thực hành Luật Giao thông đường bộ
- Giáo dục các kỹ năng đặc thù với HS THPT : Kĩ năng tư duy phản biện và sáng tạo, Kĩ năng tự học, Kĩ năng giảm áp lực trong học tập, Kỹ năng giao tiếp với khách nước ngoài.
Các giải pháp chính để thực hiện là:
- Nâng cao nhận thức cho CB, giáo viên, NV, cha mẹ HS
- Thành lập Ban chỉ đạo, đổi mới công tác xây dựng kế hoạch GDKNS - Đa dạng hóa các hình thức GDKNS
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, phương pháp tổ chức các hoạt động GDKNS cho giáo viên
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDKNS - Tăng cường đầu tư CSVCTB, kinh phí, tài liệu cho GDKNS
- Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả GDKNS
- Kịp thời động viên, khuyến khích CB, GV tham gia hiệu quả vào hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS
Qua việc phân tích tính cần thiết, những thuận lợi và khó khăn của việc thực hiện và hiệu quả của đề án đem lại, chúng tôi thấy rằng Đề án và hoàn toàn có thể thực hiện được tại trường THPT Tràng Định trong giai đoạn 2016 - 2020.