Dự kiến hiệu quả của đề án

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 2020 (Trang 34 - 37)

4.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án

Đề án GDKN sống được triển khai có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ và các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường. Thực hiện đề án giúp:

Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý về các kỹ năng trong thực hiện GDKNS. Xây dựng được văn minh của nhà trường; tạo niền tin cho cộng đồng và xã hội.

Nâng cao nhận thức của đội ngũ CB, GV, NV trong nhà trường về vấn đề giáo dục toàn diện trong trường THPT Tràng Định, trong đó có tầm quan trọng của việc GDKNS cho HS.

Nâng cao trình độ kiến thức và năng lực tổ chức quản lý GDKNS của CB, giáo viên; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Trang bị cho HS các kiến thức kĩ năng sống cơ bản, hình thành cho các em hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ được những hành vi, thói quen tiêu cực; xác định được chân giá trị, xây dựng môi trường giáo dục an toàn.

Tác động lâu dài đến sự phát triển văn hóa, giáo dục, kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh của địa phương.

4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án

CB quản lí nhà trường, các tổ chức đoàn thể có cách nhìn bao quát, cách quản lí linh hoạt hơn về các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Đội ngũ CB giáo viên, NV có cơ được bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục.

HS có hiểu biết đầy đủ hơn về các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, biết cách đánh giá vấn đề một cách khách quan, khoa học, có hành vi ứng xử phù hợp, biết vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tiễn; biết kiềm chế cảm xúc, ra quyết định phù hợp; biết ứng xử có văn hóa; biết cách tự bảo vệ mình trước các tác động của tự nhiên, xã hội như thiên tai, hỏa hoạn, tội phạm liên quan đến phụ nữ, trẻ em; mặt trái của trò trơi điện tử (Game)có cơ hội thành công của HS khi bước vào thực tế cuộc sống.

Nhà trường có môi trường giáo dục mang tính sư phạm, trong sạch, lành mạnh, thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện.

4.3. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề án và tính khả thi của đề án đề án

4.3.1. Thuận lợi

Hệ thống các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở GDĐT về thực hiện các hoạt động GDNGLL trong đó có nội dung GDKNS; sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương và các Ban, Ngành trong của Tỉnh.

Các em học sinh THPT Tràng Định có đạo đức tốt, có năng lực học tập, khả năng sáng tạo, tích cực trong học tập.

Đội ngũ GVcó ý thức trách nhiệm, trình độ năng lực chuyên môn tốt, có phương pháp giảng dạy phù hợp, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất mới được xây dựng, đủ phòng học cho việc hoạc tập. Có các điều kiện về kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho việc dạy và học.

Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ... trong nhà trường có sự phối hợp tích cực trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

Sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và các cơ quan, hữu quan thông qua Quy chế phối hợp tác động tích cực đến nhà trường trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

4.3.2. Khó khăn

Hệ thống các tài liệu liên quan tới GDKNS còn ít, chưa có tính hệ thống. Chương trình GDKNS chưa được xây dựng phù hợp với nhà trường, chưa có tính liên thông với chương trình GDKNS ở các lớp dưới.

GVchưa được tham gia các chương trình bồi dưỡng cơ bản về kĩ năng sống nên kiến thức và các phương pháp tổ chức hoạt động còn thể hiện nhiều yếu kém, hạn chế.

Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động còn thiếu, chưa đảm bảo như: loa đài, sân bãi.

Các văn bản hướng dẫn chi kinh phí cho các hoạt động GDNGLL, trong đó có hoạt động GDKNS còn chưa rõ, chưa cụ thể.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 2020 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w