Bước 1: Tính toán trữ lượng Cacbon được hấp thụ bởi rừng theo một số các phương pháp sau

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình (Trang 27 - 30)

1 tấn cacbon = 44/2 tấn CO2 =3,67 tấn CO2.

1.6.1. Bước 1: Tính toán trữ lượng Cacbon được hấp thụ bởi rừng theo một số các phương pháp sau

phương pháp sau

1.6.1.1 Phương pháp sinh khối và hấp thụ cácbon của lớp thực vật trên bề mặt đất

Để có được số liệu về hấp thụ cácbon, khả năng và động thái quá trình hấp thụ cácbon của rừng, người ta phải tính từ sinh khối của rừng. Chính vì vậy điều tra sinh khối cũng chính là điều tra hấp thụ cácbon của rừng (Ritson and Sochacki, 2003). Các phương pháp xác định sinh khối và hấp thụ cácbon trên mặt đất được trình bày ở dưới đây (Brown, 1997; McKenzie et al., 2000; Snowdon et al., 2000; Snowdon et al., 2002):

Theo phương pháp này, tổng lượng sinh khối trên bề mặt đất có thể được tính bằng cách nhân diện tích của một lâm phần với mật độ sinh khối tương ứng (thông thường là trọng lượng của sinh khối trên mặt đất/ha). Cácbon thường được tính từ sinh khối bằng cách nhân hệ số chuyển đổi là cố định 0,5. Vì vậy việc chọn hệ số chuyển đổi có vai trò rất quan trọng cho tính chính xác của phương pháp này.

Kiểu rừng Mật độ sinh khối (tấn/ha)

Kiểu rừng Mật độ sinh khối (tấn/ha)

Rừng kín cao 450 Rừng mở thấp 200

Rừng kín trung bình 356 Trảng cây gỗ cao 200

Rừng kín thấp 300 Trảng cây gỗ trung bình 150 Rừng mở cao 279 Trảng gỗ thấp 100 Rừng mở trung bình 272 Rừng trồng 244 Nguồn: Snowdon và cộng sự., 2000

1.6.1.2 Phương pháp rác hữu cơ trên mặt đất

Phương pháp lập ô, đo đếm và phân tích cácbon trong rác hữu cơ trên mặt đất đã được phát triển một cách cơ bản và được giới thiệu bởi nhiều tổ chức quốc tế, IPCC, FAO, Văn phòng Quốc gia về khí nhà kính Australia, Canada… và rất nhiều các tổ chức và tác giả khác (IPCC, 1997; McKenzie et al., 2000; IPCC, 2003).

Phương pháp thích hợp để điều tra rác hữu cơ là, trên mỗi ô tiêu chuẩn đo đếm ở rừng trồng, lập 03 ô tiêu chuẩn có kích thước (2 x 2m), thu lượm và cân toàn bộ rác hữu cơ, tính trung bình lượng rác hữu cơ trên 1m2. Từ đó tính được lượng rác hữu cơ/ha cho lâm phần.

1.6.1.3 Phương pháp sinh khối dưới mặt đất

Sinh khối dưới mặt đất của lâm phần là trọng lượng phần rễ sống của cây. Rễ cây chiếm một phần quan trọng trong tổng sinh khối lâm phần. Theo Cairn et al (1997), sinh khối của rễ cây trong rừng dao động từ khoảng 3 tấn/ha đến 206 tấn/ha, tùy theo loại rừng. Tuy nhiên, điều tra để xác định tổng lượng rễ cây dưới mặt đất là công việc khó khăn, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức.

Mặc dù hầu hết cácbon được hấp thụ bởi các hệ sinh thái trên mặt đất là qua lá và hấp thụ cácbon phần lớn nằm trên sinh khối trên mặt đất, hơn một nửa cácbon hấp thụ được sẽ chuyển xuống dưới mặt đất thông qua rễ và các quá trình phân hủy, tiết dịch của rễ kết hợp với lá và gỗ rơi rụng xuống đất

1.6.1.5 Phương pháp thông qua trữ lượng gỗ:

Để tính lượng Cacbon hấp thụ, ta tiến hành theo hai bước sau:

 Tính toán trữ lượng gỗ thu hoạch dựa theo công thức:

V = pi * r /10.000 * H * 0,45 (i)

Trong đó:

V: Thể tích cây (m3) pi = 3,14; R: diện tích rừng (m2) H: chiều cao cây (m)

 Tính toán trữ lượng Cacbon theo công thức:

Y= -53.242 + 11.508*G (ii)

Trong đó:

Y : lượng Cacbon hấp thụ được (kg/ha) G : Tổng diện tích ngang (m2/ha)

Hai công thức (i) và (ii) lấy từ kết quả nghiên cứu từ Luận văn thạc sĩ khoa học : « Dự báo năng lực hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh » - Phạm TuấnAnh(http://www.socialforestry.org.vn/Document/DocumentVn/Bao%20cao%20tom %20tat%20de%20tai%20CO2%20Tuan%20Anh.Vn.pdf).

1.6.1.6. Phương pháp sử dụng các phần mềm, mô hình để tính toán ra trữ lượng Cacbon mà rừng hấp thụ được:

Hiện nay trên thế giới sử dụng mô hình tiêu biểu: Mô hình nghiên cứu sinh khối và hấp thụ cácbon và động thái CO2Fix được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp

Nhiều nghiên cứu đã xác định lượng các bon và các bon hấp thụ ở nhiều loại rừng khác nhau. Brown và Pearce (1994) có đưa ra các số liệu đánh giá lượng cacbon và tỷ lệ thất thoát đối với rừng nhiệt đới. Một khu rừng nguyên sinh có thể hấp thu được 280 tấn các bon/ha và sẽ giải phóng 200 tấn các bon nếu bị chuyển thành du canh du cư và sẽ giải phóng nhiều hơn một chút nếu được chuyển thành đồng cỏ hay đất nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ khoảng 115 tấn các bon và con số này sẽ giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng bị chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp. Chi tiết về trữ lượng các bon cho một số kiểu rừng nêu ở Bảng 3.

Bảng 1.10: Trữ lượng Cacbon cho một số kiểu rừng

Nguồn: Brown và Pearce (1994)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w