Tiểm năng phát triển mua bán Cacbon (CO2) trong lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình (Trang 31 - 32)

1 tấn cacbon = 44/2 tấn CO2 =3,67 tấn CO2.

1.7 Tiểm năng phát triển mua bán Cacbon (CO2) trong lâm nghiệp

Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2007 cho

rằng, một trong các ngành gây phát thải đáng kể là sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF). Phát thải do thay đổi sử dụng đất chiếm tới 20% tổng phát thải toàn cầu. Với quy định hiện hành của Nghị định thư Kyoto thì chỉ có các hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng là được chấp nhận và được coi là giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu phát thải GHG. Trên thực tế, lượng khí nhà kính hấp thụ do việc trồng rừng và tái trồng rừng là không đáng kể và mức phát thải do thay đổi sử dụng đất - chủ yếu do các hoạt động phá rừng và chuyển đổi rừng - vẫn tiếp tục diễn ra ở mức cao. Một số nước có lượng phát thải lớn từ hoạt động này gồm Indonesia và Brazil.

Nhận thức được vấn đề này, sáng kiến về giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển lần đầu tiên được đưa ra bởi Indonesia tại cuộc họp các bên lần thứ 13. Sáng kiến này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước đang phát triển và một số nước phát triển, mở ra một hướng đi mới trong nỗ lực của Quốc tế về việc giảm nồng độ GHG. Những triển vọng trong việc phát triển thương mại các bon trong lâm nghiệp thể hịên thông qua các cơ chế sau:

Cơ chế phát triển sạch: Giai đoạn I của cơ chế phát triển sạch sẽ hết hiệu lực vào

năm 2012. Tuy nhiên hịên nay đây vẫn là cơ chế khá hiệu quả trong việc cắt giảm phát thải, đặc biệt trong các lĩnh vực Năng lượng, giao thông, quản lý chất thải. Với lĩnh vực lâm nghiệp, xu hướng chung là vẫn duy trì nhưng cần phải đơn giản hóa các thủ tục trong việc xây dựng dự án, thẩm định và phê duyệt;

Cơ chế Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD): Đây là cơ chế

tế. Hiện cơ chế này đang được tiến hành thử nghiệm ở nhiều quốc gia như Indonesia, Brazil, Việt Nam, vv. Hiện nay REDD đang được xem xét ở nhiều mô hình sử dụng đất khác nhau như giảm phát thải từ phá rừng, chuyển đổi rừng, các hoạt động sử dụng đất phù hợp nhằm tăng trữ lượng các bon.

Cơ chế các bon tự nguyện: Đây cũng là một tiềm năng lớn trong việc thương

mại giá trị các bon của rừng. Hoạt động này dựa sự tự nguyện của các bên trong việc mua bán các bon.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w