Khái quát về dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình (Trang 43 - 44)

2. Đất phi nông nghiệp Đất ở

2.2.2. Khái quát về dự án

− Để tăng diện tích rừng trồng và độ che phủ rừng của Việt Nam, chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã đồng ý thực hiện các cam kết của các nước công nghiệp đặt ra tại Hội nghị Môi trường Liên hiệp quốc ở Kyoto, Viện nghiên cứu Nisshoiwai (NIRI) đã thiết kế một dự án môi trường liên quan đến rừng trồng với diện tích 200,000 ha tại 10 tỉnh của Việt Nam.

− Hòa Bình là một trong 10 tỉnh được chọn để thực hiện dự án rừng trồng môi trường với diện tích là 20,000 ha, trong đó 7,000 ha được tài trợ bởi quỹ Green Fund và phần còn lại 13,000 ha thì được tài trợ bởi Chính phủ Nhật Bản.

− Đây là dự án tái trồng rừng đầu tiên của Việt Nam với sự hợp tác giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (VFU) và Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái rừng và Môi trường - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã được đăng ký là Dự án Trồng rừng/Tái trồng rừng theo Cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) trong khuôn khổ Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) theo Nghị định thư Kyoto.

− Vùng dự án được triển khai thực hiện tại 5 vùng riêng biệt của 2 xã Xuân Phong và Bắc Phong với tổng diện tích 309 ha rừng và trồng trong chu kỳ 17 năm, gồm hai loại cây có khả năng nâng cao chất màu cho đất và điều kiện môi trường là keo tai tượng và keo lá chàm.

b) Mục tiêu của dự án

− Thứ nhất, mục tiêu cơ bản của dự án là tái trồng rừng ở vùng đất trống đồi trọc không thể sản xuất, nơi rừng đã bị chặt phá để canh tác từ trước những năm 1980, từ đó giúp phục hồi vùng đất bị suy thoái.

− Thứ hai, giảm lượng khí carbon trong sinh quyển: đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của dự án. Trồng rừng tạo ra các bể hấp thụ cacbon, từ đó làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường − Thứ ba, tăng thu nhập cho các hộ nhờ sản xuất gỗ và bán tín chỉ carbon. Đây

là một mục tiêu xuyên suốt trong quá trinh thực hiện dự án. Cáchộ cá thể lâm nghiệp tại huyện Cao Phong sẽ tham gia vào các hoạt động tái trồng rừng và được hưởng lợi từ việc bán gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp khác trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w