Là cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cần có những biện pháp chủ động để giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tháo gỡ được những khó khăn đang gặp phải để từ đó tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.
Thứ nhất, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp FDI mới vào Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn như: khó khăn trong việc tìm hiểu khung chính sách ưu đãi, khó khăn trong việc xây dựng nhà xưởng, tìm kiếm nguồn lao động… Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn bị các doanh nghiệp sản xuất nội địa gây ra những rào cản làm hạn chế quá trình phát triển. Để giảm thiểu và ngăn chặn những tình huống không đáng có có thể xảy ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần quản lý chặt chẽ, tại công bằng trong quá trình xử lý những khiếu nại và giúp đỡ bình đẳng đối với tất cả các doanh nghiệp, từ đó giúp họ tập trung sản
63
xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu và có được mối quan hệ tốt giúp đỡ lẫn nhau.
Thứ hai, minh bạch hóa các ưu đãi của các doanh nghiệp FDI ngay khi đầu tư vào Việt Nam. Dong Yang E&P Việt Nam cũng như nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc xác định lại những ưu đãi mà công ty nhận được do khung chính sách, pháp luật tại Việt Nam thay đổi rất nhiều khiến doanh nghiệp khó nắm bắt. Do đó, kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong mọi trường hợp Việt Nam thay đổi, điều chỉnh khung chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp ngoài tại Việt Nam, Bộ cần có những văn bản hướng dẫn kịp thời để xử lý và hướng dẫn, giúp doanh nghiệp có những thông tin mới nhất và chính xác nhất để có những phương án sản xuất kinh doanh phù hợp.
Thứ ba, giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết cho các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam để doanh nghiệp tập trung sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu đem lại nguồn lợi nhuận lớn đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung cả cả nước. Chính những thủ tục hành chính chồng chéo đã tạo tâm lý ngại đầu tư và ngại bày tỏ ý kiến của doanh nghiệp để quá trình đầu tư đạt hiệu quả hơn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có phương án lược bớt và giảm tải các đầu mục không cần thiết và áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình đăng ký, đầu tư giúp doanh nghiệp chủ động có được những giải đáp thắc mắc cũng như chủ động trong việc bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ngày càng nhiều, các bộ, ban ngành và chính phủ cần có những phương án hỗ trợ và giải quyết những thắc mắc và khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải để tạo thế chủ động trong quá trình giúp đỡ, giữ chân được các nhà đầu tư lâu năm và tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực đang rất phát triển tại Việt Nam – sản xuất, gia công các thiết bị linh kiện điện tử.
64
KẾT LUẬN
Để bắt kịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, Công ty TNHH Dong Yang ENP Việt Nam đã có những thay đổi, bổ sung trong quy trình hoạt động xuất nhập khẩu của mình để giải quyết những khó khăn còn tồn tại cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi công ty đã đạt được, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình xuất khẩu hàng hóa của mình. Để chủ động nắm bắt thị trường và có được chiến lược sản xuất cũng như đạt được mục tiêu về lợi nhuận và doanh thu, công ty cần có những giải pháp hợp lý như: tìm kiếm thêm các đối tác và thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm của mình.
Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quý Công ty, các Anh, Chị trong phòng Xuất nhập khẩu cùng các thầy cô đã tận tình chỉ bảo để em hoàn thành chuyên đề khóa luận một cách tốt nhất.
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình:
1. Trần Minh Đạo & Vũ Trí Dũng (2012), Giáo trình Marketing Quốc
tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. Trần Văn Hòe (2012), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập
khẩu, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Đào Văn Hùng, Bùi Thúy Vân (2015), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Học viện Chính sách và Phát triển, Hà Nội.
4. Tạ Văn Lợi (2019), Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Tiến (2016), Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài trợ
ngoại thương, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
Website:
1. Trang chủ Công ty TNHH Dong Yang E&P Việt Nam http://dyenp.com/
[26/5/2021]
2. Đầu tư vào công nghiệp Việt Nam (2019), “Tổng quan ngành linh kiện
điện tử” http://investvietnam.gov.vn/vi/nghanh.nghd/46/linh-kien-dien-tu.html
[26/5/2021]
3. Tổng cục thống kê (2020), “Xuất khẩu điện thọai và linh kiện mặt hàng
chủ lực của Việt Nam “https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-
ke/2021/03/xuat-khau-dien-thoai-va-linh-kien-mat-hang-chu-luc-cua-viet-nam/ [26/5/2021]
4. Báo Chính phủ (2021), Kỳ 7: Để doanh nghiệp Việt là “mắt xích” trong
chuỗi sản xuất toàn cầu
http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=429551 [26/5/2021]
Luật, nghị định:
1. Chính phủ (2020), Nghị định số 57/2020/NĐ/CP ngày 25 tháng 5 năm
2020 Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu
66
ngoài hạn ngạch thuế quan và nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 122/2016/NĐ-CP.