Tổng quan về ngành linh kiện điện tử

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH dong yang ep việt nam (Trang 26 - 29)

Ngành linh kiện điện tử là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong

sự phát triển của ngành Công nghiệp Điện tử tại Việt Nam thông qua việc cung

cấp các chi tiết, bộ phận để từ đó lắp ráp lên các bộ phận hoàn chỉnh của sản phẩm điện tử, do vậy, sự phát triển của ngành Linh kiện điện tử gắn liền với sự phát triển của ngành Điện tử. Tính đến cuối năm 2020, số lượng lao động làm trong lĩnh vực linh kiện điện tử tại Việt Nam là khoảng 250.869 người với tổng số 858 doanh nghiệp.

Ngành sản xuất linh kiện điện tử bao gồm các hoạt động: sản xuất máy

tính, linh kiện máy tính, thiết bị truyền thông và các sản phẩm điện tử cùng loại

cũng như sản xuất các linh kiện cho các sản phẩm này. Quá trình sản xuất của ngành này mang đặc tính riêng bởi kiểu dáng và việc sử dụng bo mạch và ứng dụng kỹ thuật với độ chuyên môn hóa cao.

Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng của mặt hàng điện thoại và linh kiện có ảnh hưởng khá lớn đến tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước. Nếu như năm 2010, xuất khẩu điện thoại và linh kiện mới chỉ chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2016 chiếm 19,5%, gấp 6 lần tỷ trọng của năm 2010 và luôn duy trì mức trên dưới 20% từ đó đến nay (năm 2017 chiếm 21,2%; năm 2018 chiếm 20,3%; sơ bộ năm 2019 chiếm 19,4%, ước tính năm 2020 chiếm 18,1%). Xuất khẩu điện thoại và linh kiện dẫn đầu trong 6 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD của Việt Nam là: Điện thoại và linh kiện; điện tử, máy vi tính và linh kiện; dệt may; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; giầy dép; gỗ và sản phẩm gỗ.

20

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam, giai đoạn 2010-2020

Đơn vị: Tỷ USD

2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng kim ngạch xuất

khẩu 72,2 162,0 176,6 215,1 243,7 264,3 282,7

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện

2,3 30,2 34,5 45,6 49,5 51,4 51,2

Tỷ trọng (%) 3,2 18,7 19,5 21,2 20,3 19,4 18,1

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 2.1: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2019-2020 (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kế

Theo thống kê của http://investvietnam.gov.vn/, hiện Việt Nam đã xuất

khẩu linh kiện điện tử sang 38 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong

năm 2020, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Riêng thị trường này đạt 11,1 tỷ USD, tăng 16% so với 2019, chiếm 24,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong năm 2020. Các thị trường xuất khẩu lớn khác trong năm 2020

21

như: Mỹ đạt 10,4 tỷ USD, tăng mạnh 71,7%; EU đạt 6,5 tỷ USD, tăng 28,7%; Hồng Kông đạt 4,2 tỷ USD, tăng 38,2%.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất khẩu linh kiện điện tử ra nước ngoài hầu hết là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực FDI. Các doanh nghiệp được đầu tư về cơ sở sản xuất, nhà xưởng, đầu tư về máy móc, thiết bị cũng như áp dụng những phương thức quản lý hiệu quả trên thế giới, nhờ đó, chất lượng sản phẩm cũng như tổng số sản phẩm sản xuất ra đều đáp ứng hầu hết các yêu cầu từ các thị trường, đặc biệt là những thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu…

Hình 2.2: Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm linh kiện điện tử của Việt Nam theo quốc gia, giai đoạn 2018-2020

Nguồn: Investvietnam

Trong năm 2017, Chính Phủ đã ra quyết định số 68/QĐ-TTg về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 nhằm thực hiện nghiêm túc việc phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam làm tiền đề cho sự phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại trong thời gian tới sẽ giúp thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

22

Mặc dù được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn và đạt được một số thành tựu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đóng vai trò lớn trong xuất khẩu, nhưng thực tế, ngành điện tử Việt Nam vẫn đang dừng ở giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử và phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước cần tham gia nhiều hơn nữa trong chuỗi giá trị toàn cầu. Muốn làm được như vậy, bản thân doanh nghiệp Việt Nam phải mạnh hơn, thiết lập được hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ và đủ sức bắt tay với tập đoàn công nghệ quốc tế lớn.

Đặc điểm của các sản phẩm linh kiện điện tử:

Có rất nhiều định nghĩa để nói về các sản phẩm linh kiện điện tử, một cách dễ hiểu thì linh kiện điện tử là thành phần điện tử cơ bản nhất cấu thành nên thiết bị điện tử. Mỗi một loại linh kiện sẽ có một tác dụng khác để tạo nên chức năng chính của thiết bị. Các linh kiện điện tử được kết nối với nhau bằng các đường dây, mối nối hoặc qua bản mạch. Các sản phẩm đều có cấu tạo phức tạp, đòi hỏi người sản xuất và sử dụng phải hiểu rõ chức năng cũng như thành thạo các quy trình tại ra sản phẩm để đảm bảo chất lượng đầu ra một cách tốt nhất. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có trình độ khoa học kỹ thuật cao và được áp dụng vào trong quá trình sản xuất cũng như để cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành về chất lượng, mẫu mã, quy cách sản phẩm.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH dong yang ep việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)