Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I (Trang 71 - 76)

III. Những kết luận về hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu tổng

2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tích đã đạt đợc kể trên Công ty hiện nay cũng đang phải đối mặt với những thách thức và không dễ gì vợt qua.

-Về công tác nghiên cứu thị trờng nh đã nói trên trong những năm gần đây Công ty đã chú trọng nhiều hơn trong vấn đề nghiên cứu thị trờng nhng phải khẳng định rằng với cơ cấu tổ chức hiện nay thì việc nghiên cứu thị trờng và hoạt động Marketing của Công ty sẽ khó đạt đợc kết quả nh mong muốn. Hiện nay doanh nghiệp vẫn cha thành lập phòng Marketing để chuyên đảm nhận công tác nghiên cứu thị trờng và đề xuất các phơng án Marketing. Việc chú trọng đầu t hơn cho công tác nghiên cứu thị trờng bằng cách thành lập phòng Marketing là một việc làm rất cần thiết lúc này.

-Về cơ cấu tổ chức các phòng nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu cũng cha thực sự hợp lý. Các phòng nghiệp vụ 5 và 7 tuy đều xuất khẩu các mặt hàng nông sản nhng đều là những phòng xuất nhập khẩu tổng hợp.Việc cùng một mặt hàng cùng một thị trờng mà có các phòng nghiệp vụ khác nhau tham gia xuất khẩu dẫn đến việc thiếu thống nhất trong chỉ đạo sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh.

-Về vấn đề nhân lực: Tuy Công ty có thế mạnh về truyền thống và kinh nghiệm nhng trớc những yêu cầu mới cần bất cập về ngoại ngữ và tin học. Mặt khác Công ty đang thiếu những cán bộ quản lý giỏi ở những lĩnh vực hoạt động mới mở ra. Từ thực tế này, Công ty cần phải có quy chế tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ hiện thời song song với việc tuyển dụng mới cán bộ trẻ, có kiến thức phù hợp với nhu cầu mới, tạo sức bật chung cho Công ty.

-Việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại nhất là tin học vẫn còn hạn chế. Công ty có thể thực hiên tốt hơn các thông tin dữ liệu nếu vi tính hoá toàn bộ mạng lới hành chính doanh nghiệp.

-Trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, Công ty cũng đang phải đối mặt với vấn đề cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nghị địng 57/ CP đã mở rộng tối đa quyền trực tiếp xuất khẩu cho mọi doanh nghiệp làm cho số lợng hàng hoá uỷ thác, xuất khẩu qua Công ty giảm nhiều trong những năm vừa qua. Bên cạnh đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với quy mô nhỏ, cơ cấu tổ chức linh hoạt ứng biến nhanh nhạy với các biến động của thị trờng đang là mối đe doạ đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc tranh mua tranh bán đã làm giá hàng xuất khẩu trong nớc giảm trong khi đòi hỏi chất lợng ngày một cao.

-Ngoài ra Công ty vẫn còn đang phải giải quyết những vấn đề nan giải khác nh: vấn đề tập trung vốn cho xuất khẩu nông sản, vấn đề thực hiện tốt công tác tạo nguồn, vấn đề tăng cờng đầu t công nghệ trong lĩnh vực chế biến, bảo quản…

CHƯƠNG III

Phơng hớng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Mặt hàng nông sản của Công ty Xuất nhập khẩu

tổng hợp I

I.Chiến l ợc phát triển hàng nông sản trong thời gian tới.

1.Tiềm năng sản xuất hàng nông sản của Việt Nam.

Về sản xuất hàng nông sản, Việt Nam có tiềm năng khá lớn. Nếu nh đợc đầu t một cách đồng bộ, hợp lý, lâu dài sẽ hứa hẹn trở thành một trung tâm sản xuất nông sản lớn, tiềm năng này thể hiện ở:

1.1. Về đất đai.

Tiềm năng đất nông nghiệp của cả nớc là 10- 11, 157 triệu ha, trong đó khoảng gần 8 triệu ha cây trồng hàng năm ( riêng trồng lúa khoảng 5,4 triệu ha ) và 2,3 triệu ha trồng cây lâu năm. Hiện nay Việt Nam mới chỉ sử dụng hết 65% quỹ đất nông nghiệp trong đó đất trồng cây hàng năm là 5,6 triệu ha trồng cây lâu năm là 86 vạn ha, ngoài ra 33 vạn ha đồng cỏ tự nhiên và 17 ha mặt nớc.

Số đất có thể mở rộng thêm phần lớn là đất dốc đã bị xói mòn, thoái hoá. Diện tích ở vùng miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng 45% tổng diện tích vùng tây nguyên khoảng 76% và vùng đồng bằng Bắc Bộ khoảng 34%. Diện tích đất này nếu đợc đầu t cải tạo thì rất thuận lợi cho phát triển trồng các cây công nghiệp dài ngày nh cao su, cà phê, hạt tiêu... song nó đòi hỏi cần có một sự đầu t lớn và phải sau một thời gian tơng đối mới cần có thể sử dụng đợc.

Trong khi đó ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long diện tích đất đa vào sử dụng khá cao, lần lợt chiếm 93% và 82% tổng quỹ đất nhng tình trạng thâm canh trong nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, hệ thống thuỷ lợi còn yếu kém, hệ số sử dụng đất mới đạt trung bình 1,4 lần/năm.

Bởi vậy nếu đợc đầu t mạnh, phát triển sản xuất theo chiều sâu nhằm khai thác đợc lợi thế của các vùng đồng bằng trù phú thì sẽ trở thành những trung tâm sản xuất lúa gạo lớn.

Chất lợng đất ở Việt Nam có tầng dầy, kết cấu tơi xốp, chất dinh dỡng cung cấp cây trồng khá cao nhất là phù sa, đất xám, chủng loại đất cũng rất phong phú với 64 loại thuộc 14 nhóm. Những điều kiện này kết hợp với nguồn nhiệt ẩm dồi dào sẽ là cơ sở tốt để phát triển nhiều loại cây trồng, thâm canh tăng vụ nếu chúng ta biết khai thác khoa học, hợp lý.

1.2.Về khí hậu.

Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa do ảnh hởng khá sâu của chế độ gió mùa Châu á. Khí hậu Việt Nam có tính đa dạng, phân biệt rõ ràng từ Bắc vào Nam, với một mùa đông lạnh ở miền Bắc, khí hậu kiểu Nam á ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam đa dạng hoá các loại cây trồng nông sản.

Thêm vào đó, tiềm năng nhiệt ẩm và gió khá dồi dào, phân bổ tơng đối đồng đều trong nớc. Với số giờ nắng cao, cờng độ bức xạ lớn, tài nguyên nhiệt nớc ta đợc xếp vào loại giầu. Với độ ẩm tơng đối trong năm cao hơn 80%, lợng ma lớn ( trung bình từ 1800 tới 2000mm/năm). Kết hợp với nguồn nhiệt giàu có, đây là điều kiện thuận lợi đối với một số loại cây trồng nh lúa nớc, cà phê, cao su, chè.

1.3 Về nhân lực.

Với dân số hơn 77 triệu ngời, cơ cấu dân c trẻ và có hơn 80% dân số sống bằng sản phẩm nông nghiệp. Có thể nói nguồn cho nông nghiệp là rất dồi dào. Bên cạnh đó, ngời Việt Nam có đặc điểm là cần cù, thông minh, sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Đây là thuận lợi lớn cho Việt Nam để vơn lên một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, tạo nguồn nông sản dồi dào cho tiêu dùng và xuất khẩu .

1.4 Các chính sách của Nhà nớc.

Ngoài những yếu tố thuận lợi trên, với quan điểm của Đảng và Nhà nớc, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu chính vì vậy nên việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản cũng đợc chú trọng. Quan tâm việc u đãi đầu t trong n- ớc và ngoài nớc vào lĩnh vực sản xuất nông sản nhất là đối với cây trồng lâu năm nh cà phê, cao su đã tạo đợc động lực mới cho sự phát triển ngành này. Việc đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp cùng tạo ra bớc đột phá.

Với tiềm năng to lớn của mình, triển vọng về sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong những năm tới là rất sáng sủa . Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác tiềm năng đó một cách tốt nhất để giải quyết vững chắc và ổn định lơng thực phẩm cho toàn xã hội, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp tăng nhanh khối lợng và kim ngạch xuất khẩu các loại nông sản và nông sản chế biến tạo nên tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân. Để giải quyết vấn đề này nhiệm vụ đặt ra không phải chỉ do một Bộ, ngành nào mà đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các Bộ, các ngành và các thành phần kinh tế...

2.Hớng chiến lợc của Việt Nam nhằm phát triển hàng nông sản.

Thấy đợc tầm quan trọng của việc xuất khẩu hàng nông sản nên Đảng và Nhà nớc đã đa ra những chủ trơng, chính sách kinh tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản nh:

-Nhà nớc có chủ trơng khuyến khích xuất khẩu hàng có hàm lợng tinh lớn hay nói cách khác xuất khẩu hàng hoá từ nguyên liệu thô sang hàng hoá chế biến có chứa hàm lợng kỹ thuật cao, có giá trị lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy, doanh nghiệp làm xuất nhập khẩu cần tranh thủ mọi nguồn vốn, đầu t xây dựng cơ bản, trang thiết bị máy móc hiện đại dây truyền công nghệ phù hợp để tạo ra những sản phẩm tốt có giá trị cao để cạnh tranh trên thị trờng quốc tế.

-Đối với thị trờng xuất khẩu ta chủ trơng lấy thị trờng EU, Braxin, Mêxico, Nhật Bản, Singapore, ấn Độ, ASEAN, Trung Quốc, Mỹ làm thị trờng chính, tiến hành hợp tác liên doanh với các Công ty nớc ngoài về sản xuất , chế biến hàng nông sản, để có hàng chất lợng cao, mẫu mã phong phú. Từ đó, Công ty học hỏi thêm đợc kinh nghiệm kinh doanh tiếp thu đợc những công nghệ tiên tiến.

-Nhà nớc cùng các doanh nghiệp tham gia vào việc tìm kiếm thị trờng nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu, đồng thời Nhà nớc cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực sản xuất, chế biến hàng nông sản. Các doanh nghiệp này phát triển sẽ thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm đáng kể cho ngời lao động, góp phần cùng Nhà nớc giải quyết nạn thất nghiệp.

Từ những định hớng chính trên, mục tiêu của Nhà nớc ta là tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản từ 5 tỉ USD/năm hiện nay và khoảng 15 tỉ USD vào năm 2010. Nh vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng ít nhất không dới 30%. Vấn đề lúc này là phơng thức huy động vốn, trên cơ sở phát huy hết khả năng của tất cả các thành phần kinh tế bằng nhiều hình thức, kết hợp với các nhà đầu t trong và ngoài nớc để xây dựng nền nông nghiệp và chế biến thực phẩm Việt Nam có trình độ công nghệ hiện đại ngang tầm với các nớc trong khu vực, phù hợp với chủ trơng kết hợp công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nớc của Đảng và Nhà nớc.

3. Mục tiêu và ph ơng h ớng hoạt động kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w