Hoàn thiện các văn bản pháp lý

Một phần của tài liệu Vận tải đường Biển tại Cty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) Thực trạng và Giải pháp (Trang 58 - 59)

L ời nói đ ầu

3.4.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý

Như ta đã biết, một trong những giải pháp vĩ mô để thúc đẩy việc phát triển đội tàu biển Việt Nam là bổ sung và hoàn thiện luật hàng hải của Việt Nam. Bởi vì Bộ luật hàng hải Việt Nam cần phải bổ sung, hoàn thiện hơn về việc áp dụng của Bộ luật đối với tàu biển nước ngoài. bắt giữ tàu biển, cầm giữ hàng hoá… Ngoài ra, phải xem xét sự phù hợp của Bộ luật với các Bộ luật dân sự, bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật lao động…. để tránh mâu thuẫn, chồng chéo. Chính vì vậy việc hoàn thiện, việc phối hợp đồng hệ thống pháp là rất cần thiết, nó góp phần phục vụ đáng kể cho sự phát triển của ngành hàng hải nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Mặt khác để bổ xung, hoàn thiện hệ thống pháp luật chúng ta cần tham khảo hệ thống luật hàng hải quốc tế, các công ước quốc tế về hàng hải, các hiệp định về hàng hải… Bởi vì dù muốn hay không, ngành vận tải đưòng biển của người mà đặc biệt là đội tàu biển do phải vận chuyển hàng hoá xuất nhâpj khẩu nên phải giao lưu

với quốc tế, phải hiểu luật lệ quốc tế để thực hiện là đương nhiên. Để giúp đội tàu biển của Việt Nam nắm vững hệ thống luật hàng hải để vận dụng, cần phải:

Tham gia công ước HAGUE VIBSY RULES, công ước giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tàu 1957, công ước về bắt giữ tàu biển 1952.

- Dịch sang tiếng việt các công ước đã tham gia (Công ước MARPOL 73/78, SOLAS, 74/78, LOADLINE 1966, STCW 1978, TONNAGE 1969, COLLREG 1972, VNCLOS 1982) để các cơ quan doanh nghiệp tham khảo dễ dàng, đồng thời phổ biến các công ước này.

- Cần hệ thống hoá qui trình vận chuyển hàng hoá, các hệ thống Luật về hàng hải bao gồm Luật của Việt Nam và Luật nước ngoài. Các tập quán quốc tế, tập quán riêng của từng cảng (vì những tập quán này quan trọng khôngkém gì các Bộ luật), thông lệ quốc tế. luật riêng của các quốc gia mà tàu chuyên chở hàng hoá để các doanh nghiệp vận tải, các Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, đội ngũ thuyền viên của đội tàu biển Việt Nam hiểu, nám vững để vận dụng.

Tóm lại, với một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chắc chắn ngành vận tải đường biển của Việt Nam sẽ không ngừng phát triển và ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu không những của Việt Nam mà còn của cả khu vực.

Một phần của tài liệu Vận tải đường Biển tại Cty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) Thực trạng và Giải pháp (Trang 58 - 59)