Xây dựng và cải tạo hệ thống cảng biển, trang thiết bị xếp dỡ

Một phần của tài liệu Vận tải đường Biển tại Cty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) Thực trạng và Giải pháp (Trang 53 - 54)

L ời nói đ ầu

3.3.2. Xây dựng và cải tạo hệ thống cảng biển, trang thiết bị xếp dỡ

Song hành với việc phát triển và đa dạng hoá đội tàu thì việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cảng biển và các trang thiết bị xếp dỡ là một nhu cầu không thể thiếu và phải tiến hành song song với việc phát triển đội tàu. Vì chúng có liên quan mật thiết và hữu cơ với nhau. Đội tàu biển dù có phát triển và hiện đại đến đâu mà hệ thống cảng biển và trang thiết bị xếp dỡ không đáp ứng được (và ngược lại) thì nó cũng không thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy hệ thống cảng biển của công ty với các trang thiết bị xếp dỡ đi kèm cần phải phát triển toàn bộ và có các hệ thống để phối hợp hoạt động và thúc đẩy sự phát triển của đội tàu.

Chú trọng đàu tư trang bị có công nghệ hiện đại, áp dụng các dây truyền công nghệ container và vận tải đa phương thức. Từng bước đưa các cơ sở công nghiệp nằm trong hoạt động của cảng tạo nên các tổ hợp công nghiệp cảng, mô hình mà thế giới đã phát triển đến thế hệ thứ 3. Cần có cơ chế chính sách mới cho việc quản lý khai thác cơ sở hạ tầng cảng biển để thực hiện tái đầu tư cảng.

Hiện đại hoá cảng biển trên cơ sở chính sách ưu đãi và điều chỉnh, cân đối giá cước, phí cảng biển. Hơn nữa cần tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, cải tiến thủ tục hành chính gọn nhẹ đúng pháp luật.

Để năm 2015 các cảng của công ty có thể đạt được mức sản lượng hàng hoá thông qua là trên dưới 150.000 tấn/năm cần phải chú trọng đầu tư phát triển cảng biển theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển của công ty.

Cổ phần hóa các doanh nghiệp vận tải biển nói chung và VIETRANS nói riêng là hướng mà công ty cần vươn tới vì đây là phương thức huy động vốn có hiệu quả đặc biệt trong hoàn cảnh thị trường chứng khoá của ta đang hình thành, ra đời và phát triển. mặt khác là chủ trương đã được chính phủ đưa ra và nó còn là một biện pháp làm thay đổi về chất lượng công tác quản lý doanh nghiệp do:

- Tạo ra sự thống nhất giữa người quản lý sử dụng và chủ sở hữu tài sản, là đòn bẩy nâng cao hiệu quả sản xuất, - kinh doanh tại công ty.

- Tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho công ty trong tình trạng hoạt động kém hiệu quả như hiện nay.

- Tạo ra tính độc lập tương đối cho các người trong hoạt động của mình bởi đại đa số các xí nghiệp vận tải đều thuộc diện Nhà nước không cần thiết nắm 100% vốn, tạo ra không khí cạnh tranh trong hoạt động trong công ty nhằm nâng cao hiểu quả làm việc.

Như vậy, vấn đề là Nhà nước phải có những chính sách cụ thể để điều chỉnh quá trình cổ phần hoá và phải xác định những biện pháp rõ ràng để đánh giá giá trị của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Vận tải đường Biển tại Cty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) Thực trạng và Giải pháp (Trang 53 - 54)