Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Vận tải đường Biển tại Cty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) Thực trạng và Giải pháp (Trang 39 - 41)

L ời nói đ ầu

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do sự cạnh tranh gay gắt trong kinh doanh.

Trong cơ chế thị trường đòi hỏi tính năng động sáng tạo với sự cạnh tranh cao, Công ty cần đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của Công ty để tồn tại. Mặt

khác một số Công ty đứng ra tự giao nhận nên mở rộng thị trường là rất khó khăn. Sự mất cân đối trong cung cầu của lĩnh vực đại lý vận tải của nội bộ VIETRANS cũng như các đối thủ cạnh tranh, đơn vị nào cũng tập chung đi làm đại lý vận tải, đưa công tác này lên hàng đầu. Do đó, thị trường cạnh tranh gay gắt này thì doanh nghiệp này tăng thị phần thì nội dung khác giảm thị phần và ngược laị. Do vậy, VIETRANS muốn tăng thị phần chiếm lĩnh thị trường là rất khó khăn.

Thứ hai, do sự phát triển của thị trường

Hoạt động kinh doanh giao nhận của Công ty VIETRANS vẫn mang tính thụ động, phụ thuộc nhiều vào sự biến động vào thị trường xuất nhập khẩu, mùa vụ (khô mưa…) thị trường của Công ty vẫn còn hạn hẹp. Công tác mở rộng thị trường đa dạng hoá bạn hàng vẫn chưa được coi trọng đúng mức.

thứ ba, Do ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế.

Sự kiện quốc tế ảnh hưởng đến công tác của Công ty VIETRANS phải kể đến cuộc khủng hoảng tiền tệ xuất phát từ khu vực Châu á lan rộng từ năm 1997 thấm sâu và ảnh hưởng đến Việt Nam. Đây là tác động mạnh theo chiều hướng xấu trong công tác kinh doanh của Công ty đặc biệt là việc mở rộng cung cấp các hoạt động dịch vụ.

Thứ tư, do chiến lược tiếp thị còn ít

Công ty chưa có chiến lược Marketing hoàn hảo, chưa có phận chuyên trách, mỗi phòng có cán bộ Marketing riêng, chưa phát huy vai trò của các bộ phận. Đây là nguyên nhân kìm hãm sự mở rộng của thị trường và uy tín của Công ty.

Thứ năm, do cơ chế quản lý của Nhà nước

Một số chính sách của Nhà nước còn thiếu nhất quán cụ thể là hệ thống thuế, chính sách hải quan liên tục hay đổi, phức tạp nhưng không chặt chẽ. Việc áp dụng luật mới VAT, các thông tư văn bản dưới luật, hướng dẫn của các bộ ban ngành liên quan ảnh hưởng lớn. Làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu Việt Nam còn mất

Công ty nước ngoài để uỷ thác giao nhận những lô hàng nhập khẩu của mình mặc dù giá cao hơn.

Mặt khác hiện nay, Nhà nước chưa có hệ thống luật thống nhất hoàn thiện riêng cho ngành giao nhận. Bởi vậy, thực tế có nhiều tiêu cực tồn tại do tình trạng tranh giành khách hàng, hoặc cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức kinh doanh dịch vụ quốc tế gây lũng loạn thị trường. Các tổ chức nước ngoài lợi dụng sơ hở pháp luật Việt Nam. Những chính sách bảo hiểm ngoại thương của Việt Nam chưa sát thực do lĩnh vực này chưa phát triển sâu rộng. Nên hệ số an toàn của khách hàng thấp, gây khó khăn cho toàn ngành nói chung và VIETRANS nói riêng. Bởi vậy, việc khắc phục những khó khăn đòi hỏi Nhà nước cần có sự quan tâm và quản lý chặt chẽ hơn so với ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận kho vận ngoại thương, nhằm tạo điều kiện cho ngành phát triển hơn nữa đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Vận tải đường Biển tại Cty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) Thực trạng và Giải pháp (Trang 39 - 41)