Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định (Trang 80 - 91)

Ý kiến thứ nhất: Kì tính giá thành

Trong nền kinh tế thị trường cũng như trong các doanh nghiệp hiện nay kế toán được coi là công cụ quản lý kinh tế quan trọng xác định nguồn thông tin trung thực phản ánh quá trình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp việc cung cấp các thông tin chính xác là cơ sở cho các chủ doanh nghiệp nắm được tình hình sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó có các biện pháp phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Tại Công ty Dệt Nam Định, giá thành sản phẩm được tính vào cuối quý nên thông tin về chi phí và giá thành không đáp ứng được yêu cầu của quản lý. Mặt khác do đặc điểm sản xuất của Công ty là chu kfi sản xuất ngắn, sản phẩm hoàn thành nhập kho liên tục trong tháng, giá cả sản phẩm lại thường xuyên biến động nên kì tính giá thành một quý/lần không còn phù hợp nữa.

Theo em Công ty nên tính giá thành theo từng tháng để số liệu đưa ra kịp thời nhanh chóng góp phần đẩy mạnh sản xuất, hoà nhịp chung với sự phát triển của thị trường cạnh tranh tự do.

Tuy nhiên việc rút ngắn kì tính giá thành xuống một tháng đòi hỏi công tác kế toán phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hơn nên các nhân viên kế toán sẽ phải tăng cường độ làm việc.

Việc thay đổi kì tính giá thành sẽ làm thay đổi toàn bộ các phần hành kế toán khác. Vì vậy xem xét sự thay đổi này phải được thống nhất trong phạm vi toàn Công ty.

Ý kiến 2: Phương pháp hạch toán chi phí NCTT

Nếu nhìn vào "Bảng phân bổ tiền lương và BHXH quý I/2007"- Biểu số 04, chúng ta sẽ hiểu sai nội dung, ý nghĩa của từng số liệu. Bởi vì số liệu về lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất là 549.522.880đ và các khoản phụ cấp là 433.057.417đ không phản ánh lên cột tương ứng trên bảng phân bổ số 1, mà cột lương chính lại ghi số liệu về lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp trong quý I là 982.580.297đ. Mặt khác, toàn bộ khoản trích BHXH, KPCĐ cũng phản ánh lên một tài khoản là 3383: 40.548.757đ. Trong khi đó theo chế độ TK3382: KPCĐ là 20.274.378,5đ; TK3384: BHYT là 20.274.378,5đ.

Như vậy số liệu trên bảng phân bổ số 1 đã không ngừng phản ánh đúng được nội dung của nó. Sự bất hợp lý này thuộc về kĩ thuật ghi sổ nên kế toán tiền lương cần phải xem xét để tiến hành hạch toán và ghi sổ theo đúng chế độ kế toán.

Ý kiến 3: Kế toán NVL, CCDC

Hiện nay công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL. Phương pháp này tuy đơn giản, dễ làm song việc ghi chép nhiều, trùng lắp, tốn nhiều công sức. Mặt khác do đặc điểm NVL tại công ty có rất nhiều chủng loại với tần xuất nhập xuất nhiều nên việc theo dõi tình hình nhập xuất tồn NVL của hai nhân viên kế toán vẫn không đảm bảo được công việc ghi chép hạch toán hàng ngày. Do đó các kế toán thanh toán vẫn phải trợ giúp một phần công việc này. Như vậy phương pháp thẻ song song không phù hợp với tình hình hiện nay của công ty. Để đáp ứng yêu cầu này

công ty nên áp dụng phương pháp sổ số dư trong việc hạch toán chi tiết NVL. Với phương pháp này có thể khắc phục được hạn chế của phương pháp sổ chi tiết và sẽ tạo điều kiện thực hiện kiểm tra thường xuyên, có hệ thống giữa kế toán và thủ kho, đảm bảo số liệu kế toán chính xác, kịp thời.

Ý kiến 4: Kế toán chi phí trả trước

Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh có giá trị lớn và liên quan đến kết quả của nhiều kì sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh kì này mà phải tính cho hai hay nhiều kì kế toán tiếp theo. Theo Công ty Dệt Nam Định thường phát sinh các khoản chi phí trả trước như giá trị CCDC nhỏ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần, giá trị sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch, chi phí mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh…

Các khoản này mặc dù có liên quan đến nhiều kì kế hoạch hoặc các chi phí phí phát sinh một lần quá lớn nhưng đều được tính một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì phát sinh chi phí.

Ví dụ trong quý I/2007, khi xuất dùng CCDC thuộc loại phân bổ ba lần, kế toán ghi vào bên Nợ TK6271: 48.605.730đ (đối ứng bên Có TK1531) trên bảng kê số 4+5.

Cách ghi này cũng đã vi phạm nguyên tắc phù hợp được thừa nhận trong kế toán. Do đó, để khắc phục nhược điểm này kế toán nên tiến hành theo trình tự sau: TK1531 TK1531 TK1531 (1) (2)

(1) Tập hợp chi phí CCDC thuộc loại phân bổ nhiều lần (2) Định kì tiến hành phân bổ cho đối tượng sử dụng.

Ý kiến 5: Kế toán phế liệu thu hồi từ qui trình sản xuất chủ yếu là bông, xơ. Một phần bông, xơ này được sử dụng lại cho quá trình sản xuất sản phẩm tiếp theo, góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Để phản ánh quá trình nhập - xuất - tồn kho phế liệu, kế toán sử dụng TK1527 và trình tự hạch toán được phản ánh theo sơ đồ sau:

TK154 TK1527

TK621

(1)(2) (2)

(1) Phế liệu (bông, xơ) thu hồi nhập kho (2) Xuất bông, xơ phế để sản xuất sản phẩm

Lượng bông, xơ nhập kho được trừ ra khỏi chi phí NVL chính tính vào giá thành sản phẩm. Ví dụ trong quý III/2006.

Bông, xơ xuất dùng là: 16.794.200.945 Bông, xơ thu hồi nhập kho là: 621.982.000 Do đó bông, xơ dùng cho sản xuất sợi là:

16.794.200.945 - 621.982.000 = 16.172.218.945

Như vậy theo em để phản ánh chính xác nội dung kinh tế của nhiệm vụ phát sinh thì khi nhập kho bông, xơ phế từ quá trình sản xuất sợi, kế toán nên ghi bút toán phản ánh giảm chi phí NVL chính theo sơ đồ sau:

TK1527 TK621

(1)

(1) Nhập kho phế liệu thu hồi

(2) Xuất kho phế liệu để sản xuất sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý kiến 6: Nội dung kết cấu và phương pháp ghi các bảng kê

Để phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty đã áp dụng hình thức Nhật kí - Chứng từ với đầy đủ sổ sách kế toán theo quy định của Bộ Tài chính. Hình thức này như đã nói ở trên là phù hợp với đặc điểm của Công ty.

Tuy nhiên Công ty vẫn áp dụng chế độ kế toán cũ cho nên tại Công ty kế toán giá thành không lập riêng từng bảng kê 4+5. Cũng chính vì áp dụng chế độ kế toán cũ nên "bảng kê số 6", "nhật kí chứng từ số 7", "chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố"… cũng theo mẫu biểu cũ.

Mặt khác tuy Công ty áp dụng hình thức nhật kí - chứng từ nhưng không làm sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản. Theo em công ty nên làm sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản bởi vì sổ cái mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm chi tiết theo từng tháng trong đó bao gồm số dư đầu kì, số phát sinh trong kì và số dư cuối kì. Số phát sinh bao gồm bên Có của từng tài khoản chi ghi tổng số trên cơ sở tổng hợp số liệu từ Nhật kí - chứng từ ghi Có tài khoản đó, số phát sinh bên Nợ được phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng Có, số liệu phát sinh Nợ lấy từ các Nhật kí - chứng từ có liên quan.

Sổ chi tiết dùng để theo dõi các đối tượng hạch toán cần hạch toán chi tiết (sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh, sổ chi tiết nợ phải thu…)

Hiện nay công ty áp dụng phương pháp tỉ lệ để tính giá thành sản phẩm. Theo phương pháp này, kế toán phải dựa vào giá thành kế hoạch chi tiết cho từng khoản mục chi phí do phòng kế toán tài chính lập. Trong quá trình tìm hiểu công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty, em nhận thấy giá thành sợi thường xuyên biến động và phụ thuộc rất nhiều yếu tố như giá mua NVL chính, bông, xơ… Bởi vì nguồn cung cấp bông xơ trong nước không ổn định nên công ty phải nhập bông từ Liên Xô, Nigiêria, Úc… Do đó giá mua bông xơ chịu ảnh hưởng rất lớn của biến động thị trường thế giới, đặc biệt là khi nền kinh tế thế giới không ổn định.

Trong khi đó, giá thành kế hoạch chi tiết sản phẩm lại được phòng kế hoạch lập vào đầu năm, trên cơ sở giá thành thực tế năm trước và sản lượng kế hoạch năm nay. Vì vậy giá thành kế hoạch lập đầu năm rất khó sát với thực tế trong năm. Theo em phòng kế toán tài chính song song với việc xây dựng kế hoạch giá thành kế hoạch tương đối chính xác, sát với thực tế, nên thường xuyên điều chỉnh chi phí thực tế phát sinh, góp phần vào việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Nếu kì tính giá thành là một tháng thì 3 tháng/1 lần kế toán điều chỉnh giá thành kế hoạch. Từ đó ban lãnh đạo Công ty mới có thể phân tích tình hình sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn và đề ra phương hướng cụ thể nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đây là mục tiêu quan trọng, không chỉ riêng một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào.

Ý kiến 8: Một số kiến nghị khác

Vì lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí nên để tăng lợi nhuận có thể tăng giá bán hoặc giảm chi phí. Nhưng với tình hình thực tế hiện nay khi công ty còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng ngoại nhập, chất lượng tốt, giá rẻ thì việc tăng giá bán là điều hết sức bất lợi cho công ty. Vì thế giảm chi phí là phương hướng để tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là biện pháp mà công ty có thể nghiên cứu áp dụng:

NVL chiếm 60-65% giá thành sản xuất sản phẩm, NVL có vai trò quan trọng nhất trong việc tính giá thành sản phẩm. Thực tế tại công ty trong thời gian qua, giá thành sản phẩm tăng chủ yếu là dơ sự tăng chi phí NVL vì vậy giảm giá chi phí vật liệu cần được tiến hành ở hai khâu: cung ứng và sử dụng.

Do thị trường bông, xơ trong nước không ổn định nên công ty đã nhập từ nước ngoài vì vậy giá cả còn cao do thu mua vận chuyển. Để tránh lãng phí trong quá trình cung ứng phòng kế toán phải lập kế hoạch mua NVL một cách chi tiết.

Ngoài ra công ty cần có biện pháp cụ thể để hạ tỉ lệ hao hụt như: - Ra mức thưởng cho các cá nhân, phân xưởng có tỉ lệ hao hút thấp. - Thực hiện khoán sản phẩm cho người lao động

- Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị để giảm bớt tỉ lệ sản phẩm hỏng trong dây chuyền sản xuất.

- Xây dựng hệ thống kho tàng bảo đảm NVL cho tốt.

- Giảm đến mức tối đa các chi phí ngoài sản xuất không cần thiết. * Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.

Việc đầu tư, xây dựng mới máy móc thiết bị và cải tiến, thay thế thiết bị cũ đang là vấn đề lớn, được quan tâm nhiều trong các doanh nghiệp. Máy móc thiết bị lạc hậu là một trong những nguyên nhân làm cho sản phẩm của nhà máy không đạt chất lượng tốt và giá thành sản phẩm cao. Do đó công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa, có kế hoạch sử dụng một cách hợp lý, lập dự toán mua sắm hoặc nâng cấp, cải tạo TSCĐ cân đối với khả năng của doanh nghiệp và quỹ khấu hao.

* Ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán

Trong điều kiện khoa học kỹ thuật thông tin ngày càng phát triển, yêu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thu nhận, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy, kịp thời. Các doanh nghiệp bắt buộc sớm muộn phải ứng dụng máy vi tính vào việc thu nhận, xử lý thông tin trong công tác kế toán. Những doanh nghiệp chưa ứng dụng máy vi tính thì nhanh

chngs ứng dụng, những doanh nghiệp đã ứng dụng thì cần hoàn thiện chương trình để công tác ứng dụng máy vi tính được hoàn chỉnh và đồng bộ, phát huy hiệu quả cao.

Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định không nằm ngoài quy luật đó. Hiện nay, Công ty đã trang bị cho phòng kế toán 7 máy vi tính. Tuy nhiên, việc ứng dụng chỉ dừng lại ở công việc tính toán giản đơn, in các sổ sách kế toán và các văn bản… mà chưa ứng dụng một chương trình (phần mềm) kế toán nào cả. Vì vậy, hạch toán kế toán vẫn là hoạt động thủ công.

Để tiết kiệm lao động kế toán, cung cấp thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý, công ty sẽ phải hiện đại hoá công tác kế toán bằng việc ứng dụng phần mềm kế toán trong những năm tới. Việc này đòi hỏi nhiều vấn đề như: đầu tư trang bị kỹ thuật, đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ về tin học, do đó ngay từ bây giờ công ty phải xác định rõ nhiệm vụ trước yếu này. Khi áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán, thì dựa trên những thuật toán và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trình tự hạch toán, người soạn lập chương trình đã có chương trình phần mềm và kỹ thuật thu thập tài liệu, xử lý và cho ra những sản phẩm (thông tin) cần thiết theo yêu cầu quản lý.

Quá trình hạch toán áp dụng MVT, nhân viên kế toán chỉ việc chuẩn bị các điều kiện về máy và nhập dữ liệu (các chứng từ và các bút toán về chứng từ gốc đó) vào máy và tự xử lý, cho thông tin đầu ra (các sổ kế toán, báo cáo kế toán).

Đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, thì trình tự kế toán trên MVT được tiến hành theo các bước sau:

- Việc tập hợp chi phí sản xuất hoàn toàn do MVT tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự MVT tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kì.

Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở cuối kỳ vào máy.

- Lập các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ và nhập vào máy.

Căn cứ các yêu cầu của người cần thông tin (chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng…) người sử dụng máy khai báo với MVT tên của đối tượng tính giá thành (sản phẩm, công trình, dự án hoạt động) hoặc tên của đối tượng là điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, tổ, đội) và tên báo cáo (thông tin) cần nhận của MVT. Máy sẽ tự xử lý và đưa ra những thông tin (báo cáo) theo yêu cầu của người sử dụng máy đã khai báo với máy.

Tuy nhiên, hiện nay ngoài khó khăn về vốn, Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý một cách đồng bộ, có hiệu quả của các nhà máy thành viên. Khi ứng dụng phần mềm kế toán thì bắt buộc chương trình phải đảm bảo tính liên kết đầy đủ các phần hành kế toán trong Công ty, cũng như tính liên kết giữa các nhà máy thành viên trong mạng máy tính.

Việc Công ty trang bị cho tất cả các phòng ban các máy tính hiện đại, đặc biệt, phòng kế toán đã có 7 máy vi tính là bước đầu cho sự chuẩn bị cho việc từng bước hiện đại hoá công tác kế toán và ứng dụng phần mềm kế toán cho từng phần hành kế toán.

Khó khăn thì rất nhiều, song để hướng tới một tương lai với nhiều kết quả khả quan hơn, công ty phải từng bước khắc phục khó khăn để đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đứng vững và phát triển trong thị trường cạnh tranh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định (Trang 80 - 91)