Hạch toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định (Trang 58 - 60)

II. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định

PHIẾU XUẤT KHO

2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung của công ty là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí NVLTT và NCTT). Thuộc loại chi phí này gồm chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu và CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài…

Tại công ty các khoản chi phí sản xuất chung được kế toán tập hợp qua TK 627 - chi phí sản xuất chung". TK 627 được mở chi tiết như sau:

TK 6271: Chi phí sản xuất chung nhà máy sợi 1 - giai đoạn I

TK 6271: Đậu xe sợi I: Chi phí sản xuất chung nhà máy sợi 1 - giai đoạn I TK 6272: Chi phí SXC nhà máy sợi II

TK 6273: Chi phí SXC nhà máy dệt kim

TK 627M: Chi phí SXC nhà máy dệt kim Đông Mỹ TK 627Đ: Chi phí SXC nhà máy dệt kim Hà Đông TK 6274: Chi phí SXC nhà máy cơ khí

TK 6275: Chi phí SXC nhà máy điện TK 6276: Chi phí SXC nhà máy động lực TK 6277: Chi phí SXC tổ xe

TK 6278: Chi phí SXC ống giấy

Trình tự tiến hành hạch toán chi phí sản xuất chung như sau:

- Chi phí nhân viên quản lý: Trong nhà máy có nhiều phân xưởng sản xuất: Mỗi phân xưởng sản xuất đều có đội ngũ lao động gián tiếp như: quản đốc, phó quản đốc, nhân viên, thủ kho… Do vậy kế toán phải tập hợp chi phí tiền lương BHXH, KPCĐ, BHYT vào chi phí quản lý phân xưởng. Ví dụ trong quý I/2007 lương phải trả cho lao động gián tiếp là: 381.645.500 và các khoản trích theo lương là: 47.454.161 đ. Số liệu này được ghi vào "bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Từ đó lên bảng kê số 4, 5.

- Chi phí vật liệu, CCDC: xuất dùng chung cho các phân xưởng trong nhà máy như: xuất sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị nhà cửa kho tàng, vật kiến trúc, các chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng.

Căn cứ vào chứng từ gốc và các sổ sách có liên quan kế toán tập hợp chi phí vật liệu phụ, CCDC xuất dùng trong từng nhà máy. Số liệu đó làm căn cứ lên bảng phân bổ số 2 và bảng kê số 4,5.

Ví dụ trong quý I/2007

Giá trị ống giấy xuất dùng (TK 1522.1) là: 69.992.563đ

Giá trị túi PE (TK 1522.2) dùng chung trong nhà máy: 12.072.566đ

Xăng dầu (TK 1523) phục vụ cho sự vận hành của máy móc thiết bị là: 11.270.903đ

Bông phế, xơ phế (TK 1527) xuất dùng là: 1.543.800 đ

=> Chi phí vật liệu phụ xuất dùng trong nhà máy là: 94.879.832 đ Công cụ dụng cụ xuất dùng là: 48.605.730 đ

- Chi phí khấu hao TSCĐ: trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần về giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức trích khấu hao. Phương pháp tính khấu hao như sau:

= + - Trong đó:

= x : 4

Tỉ lệ khấu hao được Nhà nước quy định sẵn cho từng loại, từng TSCĐ. Ví dụ: Tỉ lệ khấu hao: Nhà xưởng là 4%

Máy móc thiế bị là 10%

Riêng ở 2 nhà máy cơ khí và động lực, căn cứ vào tình hình thực tế để đảm bảo không làm giá thành quá cao, thì tỉ lệ khấu hao máy móc thiết bị là:

Nhà máy cơ khí 8% Nhà máy động lực là 7%

Sau khi đã tính được số khấu hao phải trích trong tháng ở từng nhà máy, kế toán lập bảng phân bổ số 3: "Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ" - Biểu số 05 - trích số liệu quý I/2007. Cụ thể khấu hao TSCĐ tại nhà máy sợi 1 là: 627.336.352đ.

C.ty TNHH Một thành viên Dệt Nam Định Quý I/2007- Nhà máy sợi

Chỉ tiêu TL KH NG TSCĐ Số KH GĐI GĐII

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w