I. Khái quát chung về Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện tất cả các công tác kế toán trong phạm vi công ty, giúp lãnh đạo tổ chức quản lý và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ kinh tế tài chính…
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trên nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức quản lý và phân tích hoạt động kinh doanh, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ kinh tế tài chính…
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ nêu trên nên bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo kiểu tập trung. Bộ máy kế toán của Công ty bao gồm nhiều phần hành kế toán có mối quan hệ mật thiết với nhau và thực hiện chức năng, nhiệm vụ dưới sự phân công của kế toán trưởng.
Trưởng phòng kế toán- tài chính Phó phòng kế toán- tài chính
Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán TSCĐ Kế toán NVL Kế toán XDCB Kế toán tổng hợp Kế toán tiêu thụ Kế toán giá thành Kế toán tiền lương
Kế toán tiền mặt Kế toán tiền
gửi NH Kế toán công nợ
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán
Nhiệm vụ cụ thể của từng phần hành kế toán như sau:
Trưởng phòng kế toán tài chính (kiêm kế toán trưởng): Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở công ty đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên nhà nước tại Công ty.
Phó phòng kế toán tài chính là người giúp việc cho trưởng phòng trong lĩnh vực công việc được phân công, cùng với trưởng phòng tham gia vào công tác tổ chức điều hành các phần hành kế toán.
Kế toán NVL bao gồm kế toán NVL chính và kế toán NVL phụ.
Kế toán giá thành bao gồm kế toán giá thành sản phẩm sợi và kế toán giá thành sản phẩm dệt kim. Kế toán giá thành căn cứ vào các bảng phân bổ, các chứng từ có liên quan để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm. Tiến hành lập các bảng kê số 4, 5, 6 và nhật kí chứng từ số 7.
Kế toán tiền mặt: theo dõi toàn bộ quá trình thu chi tiền mặt. Lập sổ quỹ tiền mặt và nhật kí chứng từ số 1.
Kế toán tiền gửi ngân hàng: Theo dõi tình hình thanh toán về các khoản tiền gửi, tiền vay, các khoản tiền phải nộp bằng uỷ chi của công ty để lên sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay và lập các chứng từ như nhật kí chứng từ số 2…
Kế toán công nợ: theo dõi tình hình phải trả, phải thu của công ty. Lập Nhật kí chứng từ số 4, số 5.
Kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong công ty.
Kế toán xây dựng cơ bản: hạch toán quá trình đầu tư XDCB, tham gia vào công tác quyết toán công trình xây dựng và mọi nghiệp vụ liên quan đến đầu tư mới.
Kế toán tiêu thụ: bao gồm kế toán tiêu thụ sợi, xuất khẩu và nội địa. Mỗi kế toán đều phải theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm và lập các chứng từ liên quan như Nhật kí chứng từ số 8, bảng kê số 10…
Kế toán tổng hợp: là người thực hiện các nghiệp vụ hạch toán cuối cùng, xác định kết quả kinh doanh của công ty để vào sổ kế toán tổng hợp, lập sổ cái, bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sxkd và lên bảng công khai tài chính…
Thủ quỹ: quản lý quỹ tiền mặt của công ty và thực hiện việc thu, chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi.
3.3. Hình thức kế toán áp dụng
Đồng thời do đặc điểm sản xuất, trình độ quản lý và sự chuyên môn hoá trong lao động kế toán, nên công ty đã áp dụng hình thức sổ "Nhật kí - Chứng từ" trong việc tổ chức hạch toán kế toán. Theo hình thức này hệ thống sổ mà công ty áp dụng được ban hành theo quyết định 1141-TC/CĐKT của Bộ Tài chính. Baogồm 10 nhật kí chứng từ, 4 bảng phân bổ, 11 bảng kê và 6 sổ chi tiết và sổ cái và thực hiện quá trình hạch toán (luân chuyển chứng từ) theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết
Bảng phân bổ Nhật kí- Chứng từ Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ (1) (1) (5) (8) (6) (8) (1) (2)
(1)Bảng kê Bảng kê Báo cáo kế toán
(8)(3) (3) (1) (7) (2) (7) (8) (7) (4) Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu
Cũng trên 3 nguyên tắc: thống nhất, đặc thù và hiệu quả mà công ty đã xây dựng một hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy mô của doanh nghiệp. Đó chính là hệ thống tài khoản kế toán được ban hành thống nhất của Bộ Tài chính. Tuy nhiên do đặc điểm riêng của Công ty nên các tài khoản được mở chi tiết theo yêu cầu quản lý và được quy định cụ
thể tại Công ty. Như một số tài khoản sau: 1521 - Bông, 1522 - xơ, 6271- chi phí sản xuất chung nhà máy sợi I, 6272 - chi phí sản xuất nhà máy sợi 2, 6273- chi phí sản xuất nhà máy dệt kim.
Ngoài ra công ty đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
Trên đây là những đặc điểm về tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và công tác hạch toán kế toán có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty.
Do sản phẩm của Công ty rất đa dạng, phong phú trong đó sản phẩm sợi là nguyên liệu đầu vào chính của quá trình sản xuất sản phẩm dệt kim, sản phẩm khăn bông nên công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sợi đóng vai trò quan trọng đối với kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bởi vậy trong chuyên đề này em xin đề cập đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sợi tại nhà máy sợi trong quý I năm 2007.