Phân mảnh: Các gói tin đữ liệu thường có độ dài lớn, điều này sẽ gây trễ và tắc

Một phần của tài liệu Application of Qos in Designing Network ứng dụng kỹ thuật chất lượng dịch vụ vào thiết kế mạng (Trang 35 - 36)

nghẽn. Cơ chế phân mảnh sẽ băm các gói tin này thành các gói tin nhỏ hơn để tránh tắc nghẽn.

Kết luận :

Từ ưu nhược điểm và đặc điểm của hai mô hình IntServe và DiffServe, người ta đưa ra phương pháp kết hợp hai mô hình trên để cung cấp chất lượng dịch vụ cho mạng trong đó mô hình DHifServe được sử dụng ở mạng đường trục (backbone), mô hình IntServe được sử dụng trong mạng truy nhập (access). Ngoài các phương pháp trên, người ta còn sử dụng công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS) với kỹ thuật kiểm soát lưu lượng (traffic engineering) để cung cấp chất lượng dịch vụ.

3.4. Phân loại và đánh dấu:

QoS là khả năng cung cấp các mức xử lý khác nhau hướng đến các lớp lưu lượng riêng. Trước khi các ứng dụng hay các kỹ thuật QoS được áp dụng, lưu lượng phải được nhận biết và sắp xếp vào trong các lớp khác nhau. Những lớp khác nhau này của lưu lượng được gọi là các lớp dịch vụ trong thuật ngữ QoS. Thiết bị mạng sử dụng sự phân loại để nhận biết lưu lượng theo các lớp riêng biệt. Sự phân loại cũng giúp cho

các thiết bị quyết định những packet nào thuộc về lớp dịch vụ nào để sau đó có thể cho

phép chúng thực hiện những chức năng QoS riêng biệt cho từng loại dịch vụ. Sau khi lưu lượng mạng được sắp xếp, việc đánh dấu được thực hiện băng cách găn thẻ cho

SVTH: Nguyễn Quốc Vương 26 Phạm Đăng Khoa

GVHD: Trương Thị Minh Châu Application of QoS in Designing Network

các gói riêng biệt để các thiết bị mạng khác có thể thực hiện các chức năng QoS cho

các gói đó khi chúng di chuyến thông qua mạng.

Công cụ phân loại và đánh dấu không chỉ phân loại các packet vào các lớp dịch vụ mà còn đánh dấu chúng trong cùng một lớp với cùng giá trị trong trường header. Các IP header, LAN trunking header, Framerelay header và ATM cell header đều có ít nhất một trường có thể được dùng cho tiến trình đánh dấu QoS. Điều này giúp cho các công cụ QoS khác phân loại các gói tin đó băng cách phân tích các bit được đánh dấu sẽ dễ dàng hơn.

3.3. Sự phân loại — Classjftcafion:

Phân loại gói tin là một thành phần quan trọng trong các chức năng của QoS giúp cho

việc nhận biết và phân biệt các luồng thông tin khác nhau trên mạng. Phân loại được

thực hiện để nhận dạng lưu lượng và phân chia lưu lượng thành các lớp khác nhau. Để phân loại gói, ta dùng bộ mô tả lưu lượng để phân chia các gói trong phạm vi các nhóm riêng biệt để định nghĩa các gói đó. Một số bộ mô tả đặc trưng dùng để phân loại gói bao gồm : bộ giao tiếp ngõ vào, độ ưu tiên IP (IP Precedence), DSCP, địa chỉ

nguồn hay địa chỉ đích và các ứng dụng. Sau khi các gói đã được định danh, chúng có khả năng tiến hành các chức năng QoS trên mạng.

Hầu hết các công cụ phân loại và đánh dấu đều hoạt động trên các gói tin vào hoặc ra khỏi interface nào đó. Về logic thì nó giống như một Access List nhưng hoạt động chính là đánh dấu cho phép hay loại bỏ gói tin. Chúng hoạt động theo phương thức Sau :

Một phần của tài liệu Application of Qos in Designing Network ứng dụng kỹ thuật chất lượng dịch vụ vào thiết kế mạng (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)