Hình III.18 đưa ra vùng chuyển giao mềm của thuật toán IS-95A và UTRA với
các tổng phí chuyển giao mềm khác nhau dựa trên Ec/I0 kênh pilot thu được trung
bình. Ở đây, chuyển giao mềm 2 đường được sử dụng và giả sử rằng sự phân phối tải là đồng đều. Do đó, tổng phí chuyển giao mềm bằng tỷ lệ của khu vực vùng chuyển
giao mềm trên khu vực của Cell.
Hình III.18 So sánh vùng SHO của các thuật toán khác nhau
Từ hình III.18, ta thấy rõ ràng là hình dạng của các vùng chuyển giao mềm của
2 thuật toán là rất khác nhau khi tổng phí chuyển giao mềm nhỏ. Khi tổng phí tăng lên, những sự khác nhau sẽ dần mất đi. Vì vậy, khi đánh giá độ lợi chuyển giao mềm từ phương trình (3.21), S và S’ khác nhau sẽ được thay thế theo các thuật toán chuyển
giao mềm khác nhau.
3.2.4 Điều khiển công suất hướng xuống
Như đã đề cập trong chương 1, trong các hệ thống CDMA, điều khiển công suất
là một trong những chức năng rất quan trọng để quản lý tài nguyên vô tuyến. Ở hướng lên, điều khiển công suất được đưa vào để khắc phục hiệu ứng gần xa, còn ở hướng
xuống, nguyên nhân chính để sử dụng điều khiển công suất đó là giảm nhiễu inter- Cell. Bởi vì điều khiển công suất hướng xuống không quan trọng bằng việc điều khiển
công suất hướng lên, nên trong một số nghiên cứu trước đó về chuyển giao mềm đã
không đề cập đến điều khiển công suất hướng xuống.
Theo những phân tích trong phần 3.1, đối với những MS đang trong trạng thái
chuyển giao mềm ở gần cạnh của Cell, thì nhiễu inter-Cell là cao hơn nhiều so với
SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 63
được giữ ở mức tốt. Do đó, không khó khăn để đi đến kết luận rằng có một số mối tương quan nào đó giữa việc điều khiển công suất và độ lợi chuyển giao mềm. Trong
luận án này, kết luận mang tính trực quan này sẽ được kiểm chứng bằng cách phân tích
và so sánh độ lợi chuyển giao mềm dưới 3 điều kiện điều khiển công suất khác nhau
một cách riêng rẽ.