b) Phân bố công suất với SHO
3.2.1 lợi chuyển giao mềm hướng xuống
Giới thiệu:
Như đã đề cập trong chương 2, hiệu suất cấp hệ thống của chuyển giao mềm có
thể được đánh giá bởi các chỉ tiêu khác nhau. Một trong số đó có liên quan đến QoS,
chẳng hạn như là xác suất ngắn, xác suất chặn cuộc gọi và tỷ lệ lỗi chuyển giao; một
loại khác nữa có liên quan đến sự tối ưu hoá hệ thống, chẳng hạn như độ lợi về dung lượng và vùng phủ sóng đối với yêu cầu về QoS được đưa ra. Xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng nhanh của dung lượng hướng xuống trong các mạng di động tương lai,
SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 51
bởi tính bất đối xứng của các loại dịch vụ nên trong luận án này sẽ phân tích những tác động của chuyển giao mềm đến dung lượng hướng xuống trong hệ thống WCDMA.
Và cũng từ đó, độ lợi dung lượng hướng xuống được tạo ra bởi chuyển giao mềm được định nghĩa là độ lợi chuyển giao mềm (soft handover gain).
Các hệ thống CDMA là các hệ thống giới hạn nhiễu. Một trong những điểm
khác biệt chính giữa hệ thống CDMA và các hệ thống FDMA/TDMA đó là dung
lượng của hệ thống CDMA là dung lượng mềm. Có bao nhiêu người dùng hoặc bao nhiêu đầu cuối có thể được hỗ trợ trên một Cell, điều này có liên quan chặt chẽ đến
mức nhiễu của hệ thống. Trong luận án này, sẽ đi vào đánh giá giới hạn dung lượng
của hệ thống. Bằng cách so sánh giới hạn dung lượng hệ thống khi có hay không có
chuyển giao mềm, người ta có thể thu được độ lợi của chuyển giao mềm với một tổng
phí chuyển giao mềm (soft handover overhead:được định nghĩa như là tổng số kết nối
chia cho tổng số người sử dụng trừ 1, trong trường hợp chỉ có SHO 2 đường thì SHO overhead sẽ bằng phân số của số User đang trong trạng thái chuyển giao mềm trên tổng số User đang hoạt động) nhất định nào đó. Trong phần sau, phương pháp để phân tích độ lợi chuyển giao mềm sẽ được trình bày và hầu hết các phân tích sau đó đều dựa trên phương pháp này.