Những tác động của chuyển giao mềm đến nhiễu hướng xuống

Một phần của tài liệu chuyển giao mềm trong mạng wcdma (Trang 46 - 47)

Để đảm bảo QoS, trạm gốc cần phân bổ giá trị công suấtđến mỗi trạm di động

một cách hợp lý để bù cho sự can nhiễu. Nếu trạm di động không ở trong trạng thái

chuyển giao mềm, như trạm di động 1 đưa ra trong hình III.6(a) thì chỉ duy nhất có

một kênh hướng xuống được thiết lập giữa trạm di động và trạm gốc dịch vụ của nó là BS1.Theo yêu cầu dịch vụ và nhiễu hướng xuống tổng nhận được bởi mobile 1 (ký hiệu là I0) thì công suất P được phân bổ trên kênh hướng xuống giữa trạm di động và trạm gốc. Kênh này hoạt động như là nhiễu inter-Cell và nhiễu intra-Cell đến mobile 2

mobile 3tương ứng.

Nếu mobile 1đang ở trong trạng thái chuyển giao mềm thì nó sẽ truyền thông đồng thời với cả 2 trạm gốc BS1BS2. Khi đó 2 kênh dành riêng hướng xuống được

thiết lập để hỗ trợ cho quá trình chuyển giao mềm, được đưa ra trên hình III.6(b). Trong hình, P1P2 lần lượt là công suất được phân bổ cho các kênh từ trạm gốc BS1

BS2tương ứng. P1tác động như là nhiễu intra-Cell đối với mobile 2 và nhiễu inter-

Cell đối với mobile 3, còn P2 thì tác động như là nhiễu inter-Cell đối với mobile 2 và nhiễu intra-Cell đối với mobile 3.

Hình III.6 Những tác động của chuyển giao mềm đến nhiễu hướng xuống

So sánh 2 trường hợp thì ta thấy những tác động của chuyển giao mềm đến

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 43

một phần công suất P đến nhiễu hướng xuống tổng. Khi có chuyển giao mềm, thì sự

góp phần này sẽ bao gồm cả P1 và P2. Sự gia tăng nhiễu do mobile 1 sẽ ảnh hưởng đến

các trạm gốc tích cực khác trong hệ thống: tất cả các trạm gốc này cần điều chỉnh công

suất kênh của chúng để đáp ứng được những thay đổi về nhiễu. Điều này bù lại sẽ làm

thay đổi mức nhiễu tổng mà mobile 1 nhận được, kết quả là sự thay đổi của P hoặc P1

và P2 (trường hợp SHO). Sự tuần hoàn này sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi hệ thống đạt đến một sự cân bằng mới. Trong các hệ thống CDMA, điều khiển công suất có trách nhiệm đối với việc điều chỉnh này. Bởi các đặc tính giới hạn nhiễu nên trong các hệ

thống CDMA, sự chịu đựng nhiễu thấp luôn luôn là nguyên lý chính của sự phận bố

tài nguyên vô tuyến. Do đó, quá trình chuyển giao mềm có dẫn đến mức nhiễu thấp hơn chuyển giao cứng thông thường hay không, còn phụ thuộc chặt chẽ vào giá trị của

P, P1 và P2 . Những giá trị công suất này liên quan đến các sự kiện nhất định, như là vị

trí của trạm di động, sự suy giảm kênh vô tuyến và chiến lược phân chia công suất được sử dụng trong quá trình chuyển giao mềm.

3.1.2Sự phân bố công suất hướng xuống

Sự phân bố công suất là một thủ tục rất quan trọng đối với các hệ thống CDMA.

Công suất truyền tổng của trạm gốc được chia thành 2 phần: một phần là dành cho các

kênh điều khiển chung hướng xuống, như là kênh hoa tiêu chung (CPICH) và kênh đồng bộ (SCH) và phần công suất còn lại được phân bổ cho các User như là các kênh hướng xuống dành riêng. Thông thường, phần công suất dành cho các kênh điều khiển

chung chiếm khoảng 20 đến 30% công suất truyền tổng của trạm gốc. Để tối thiểu hoá

can nhiễu và sự tiêu thụ tài nguyên vô tuyến, thì hệ thống cố gắng phân bố cùng một lượng công suất thấp nhất có thể đến mỗi kênh dành riêng đối với các User riêng rẽ, nhưng điều này là độc lập với yêu cầu QoS. Dưới sự điều khiển công suất hướng

xuống một cách hoàn hảo, thì tỷ số năng lượng bit trên mật độ phổ công suất nhiễu

Eb/I0 nhận được của các trạm di động sẽ được giữ ở giá trị mong muốn. Khi trạm di

động chỉ được kết nối với một trạm gốc,thì chỉ có một kênh dành riêng hướng xuống là tích cực đối với trạm di đông này, nhưng khi trạm di động đang ở trạng thái chuyển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giao mềm, thì có ít nhất 2 trạm gốc được tham gia vào sự phân bố công suất. Và cả 2

tình huống này sẽ được phân tích riêng rẽ ở phần sau.

Một phần của tài liệu chuyển giao mềm trong mạng wcdma (Trang 46 - 47)