VII. Đầu tư nhiều vào nguồn nhân lực
2. Khảo sát và kiểm tra thường xuyên
Công ty cần phải có những đợt khảo sát và kiểm tra trình độ tay nghề cũng như năng lực chuyên môn đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty để từ đó loại bỏ những thành phần thiếu tích cực và không đáp ứng được điều kiện, đòi hỏi của công việc và đào tạo, bồi dưỡng những gì thiếu. Chỉnh sửa theo đúng và kế hoạch đầu tư cho nguồn nhân sự. Khắc phục những khiếm khuyết mắc phải. Mỗi lần khảo sát, kiểm tra công ty sẽ có một đội ngũ nhân viên có đầy đủ trình độ kỹ năng tay nghề và tinh thần trách nhiệm trong công ty góp phần thúc đẩy quá trình phát triển lâu dài của công ty trước hết là giai đoạn 2006 - 2015
3.Tăng cường chi phí cho bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối với đội ngũ nhân lực
Khuyến khích đội ngũ cán bộ công nhân viên tự bồi bổ kiến thức, kỹ năng cho bản thân mình để đáp ứng được yêu cầu của công việc một cách tốt nhất.
Tổ chức phong trào thi đua thực hiện tốt công việc trong toàn công ty, góp phần thúc đẩy công nhân nâng cao tay nghề, tinh thần sáng tạo.
Chi phí cho bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng được trích từ doanh thu, công ty cần tăng cường đầu tư cho nhiều nguồn nhân lực cả về tái sản xuất và sản xuất cho đội ngũ nhân viên.
Tạo ra không khí, môi trường làm việc thân thiện, khả năng làm việc hết mình, luôn tạo cơ hội thăng tiến, đối với người trong công ty. Muốn thực sự lớn mạnh và phát triển mở rộng thị trường công ty có một đội ngũ nhân lực giỏi về chuyên môn và có lòng nhiệt tình, tính tự giác kỷ luật cao, làm việc độc lập sáng tạo, đồng tâm hiệp lực vì mục tiêu lâu dài của công ty.
Kết luận
Ngày nay trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thế giới trở thành thị trường chung rộng lớn, xuất hiện nhiều tổ chức thương mại hóa tự do. Điều này làm cho môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn. Thị trường mở tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi công ty phải tìm ra cho mình hướng đi đúng, thích ứng được với sự thay đổi của môi trường. Thế giới ngày càng hiện đại con người càng nảy sinh ra nhiều nhu cầu mới, sự thành công của các công ty không tách biệt khỏi việc đáp ứng tốt nhất yêu cầu và đòi hỏi của người tiêu dùng. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội cũng vậy cũng cần phải xác định đúng hướng đi cho mình trong giai đoạn mới năm tới 2010 - 2015, tạo ra một lợi thế chủ động cho riêng mình, giành thắng lợi trước các đối thủ trong kinh doanh nhờ đi trước một bước trong công tác phát triển mở rộng thị trường. Phát triển thị trường là gốc tạo ra sự phát triển sản xuất xét trên khía cạnh nền kinh tế thị trường hiện nay.
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc phát triển thị trường tiêu thụ trong tương lai giai đoạn 2006 - 2015 tới. Trong bài viết này bằng những kiến thức đã học và kỹ năng phân tích của riêng mình, tôi đã xây dựng một chiến lược phát triển thị trường cho công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 2006 - 2015 và bài viết có ý nghĩa thiết thực và đóng góp cho sự phát triển của công ty trong thời gian tới.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của GVC Nguyễn Ngọc Điệp cùng các chú, các bác và anh chị tai phòng Tổ chức cán bộ Công ty TNHH Nhà nước mộ thành viên cơ khí Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài Chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2006
Sinh viên Trần Đức Thắng
Tài liệu tham khảo
I. Sách
1.1. Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu -TS. Phạm Thị Thu Hương. NXB.CTQG.2001.
1.2. Chiến lược doanh nghiệp - Raymond Alaim, NXB trẻ, 2000.
1.3. Chiến lược kinh doanh, phương án, phương án sản xuất - PTS.Trần Hoàng Lâm, NXB Thống kê 1994.
1.4. Để trở thành CEO-JEFFREY J.FOX, NXB Thống kê 2004
1.5. Giáo trình: Quản trị chiến lược - PGS.TS. Lê Văn Tâm, NXB Thống kê 2000
1.6. Giáo trình: Quản trị doanh nghiệp - PGS .TS. Lê Văn Tâm, TS. Ngô Thị Kim Thanh, NXB Lao động - xã hội 2004.
1.7. Giáo trình: Kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp - PGS.TS. Phạm Hữu Huy, NXB Giáo dục 1998.
1.8. Giáo trình: Quản trị sản xuất và tác nghiệp - TS. Trương Đoàn Thể, NXB Lao động - xã hội, 2004.
II. Tạp chí và báo cáo
2.1. Tạp chí: "Công nghiệp" số 14/2003 2.2. Tạp chí "cơ khí Việt Nam" số 55.12/2001 2.3. Tạp chí "Công nghiệp" số 5/2002
2.4. Báo cáo lịch sử phát triển của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội 2005.
2.5. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 1996 - 2005 của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội.
2.6. Văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX Đảng Cộng sản Việt Nam.
2.7. Luận văn tốt nghiệp 2005 - SV Đinh Thị Minh Huyền - kế hoạch 43 Trường ĐHKTQD.
III. Website
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Nhận xét của Đơn vị thực tập ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Mục lục
Lời giới thiệu...1
Chương I: Tình hình phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội giai đoạn 1996 - 2005...3
I. Khái quát chung về Công ty cơ khí Hà Nội ...3
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty...3
1.1. Thông tin chung về Công ty ... 3
1.2. Các giai đoạn phát triển ... 4
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty...6
3. Cơ cấu tổ chức, chức năng các bộ phận trong công ty ...7
3.1. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc ... 7
3.2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị phòng ban trong công ty. ... 10
3.3. Chức năng nhiệm vụ của các xưởng, phân xưởng sản xuất. ... 12
4. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh...12
5. Thị phần của công ty...13
II. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 1996-2005 ...13
1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty...13
1.1. Về doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh ... 13
1.2. Về lợi nhuận qua các năm... 14
2. Kết quả sản xuất sản phẩm chủ yếu...16
3. Đóng góp cho ngân sách Nhà nước ...17
4. Kết quả sử dụng lao động của công ty...18
III. Tình hình phát triển thị trường của Công ty trong giai đoạn 1996-2005 ...19
1. Thị trường tiêu thụ của công ty...19
1.1. Thị trường trong nước ... 19
1.2. Thị trường ngoài nước ... 21
2. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu ...21
3. Đánh giá tình hình phát triển thị trường của Công ty cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 1996-2005...23
3.1 Những thành tựu đã đạt được ... 23
3.2. Hạn chế và nguyên nhân ... 24
3.2.1. Hạn chế... 24
3.2.2. Nguyên nhân... 25
IV. Xem xét các tác động tới khả năng sản xuất và cạnh tranh của công ty trong giai đoạn 1996-2005...26
1. Trình độ công nghệ...26
2. Nguồn vốn sử dụng trong công ty...27
3. Nguồn nhân lực ...28
4. Đánh giá khả năng của Công ty cơ khí Hà Nội giai đoạn 1996-2005...30
4.1. Điểm mạnh ... 30
4.2. Điểm yếu ... 30
Chương II: Xây dựng chiến lược phát triển thị trường củacông ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 2006 - 2015 ...32
I. Phân tích tình hình kinh tế, chính trị xã hội trong nước cơ hội và thách thức đối với công ty trong giai đoạn 2006 - 2015 ...32
1. Tình hình kinh tế, chính trị xã hội...32
2. Cơ hội và thách thức đối với công ty Cơ khí Hà Nội...33
2.1. Cơ hội ... 33
2.2. Thách thức ... 34
II. Phân tích môi trường ngành tác động tới việc phát triển thị trường của công ty Cơ khí Hà Nội...35
1. áp lực từ phía khách hàng ...35
2. áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh hiện tại ...36
3. áp lực từ sản phẩm thay thế...39
4. áp lực từ nhà cung cấp ...39
5. áp lực từ phía đối thủ tiềm ẩn...39
III. Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của công ty cơ khí Hà Nội.40 1. Xác định phương pháp cạnh tranh chủ yếu...40
IV. Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Nhà nước một thành
viên cơ khí Hà Nội giai đoạn 2006 - 2015 ...42
1. Chiến lược chung của công ty trong giai đoạn 2006 - 2015...42
1.1. Mục tiêu của chiến lược ... 42
1.2.Phương hướng thực hiện chiến lược phát triển của công ty Cơ khí Hà Nội ... 44
2. Nội dung chiến lược phát triển thị trường 2006 - 2015 ...44
2.1. Lựa chọn thị trường căn cứ vào sơ đồ SWOT ... 44
2.2. Mục tiêu của chiến lược phát triển thị trường ... 48
2.2.1. Thị trường trong nước... 48
2.2.2. Thị trường nước ngoài ... 48
2.3. Nội dung chiến lược thị trường giai đoạn 2006 - 2015... 49
2.3.1. Nghiên cứu và tiếp cận thị trường... 49
2.3.2. Phân đoạn thị trường ... 49
2.3.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu ... 49
2.3.4. Thâm nhập và mở rộng thị trường ... 50
Chương III: Những giải pháp thực hiện chiến lược phát triểnthị trường của công ty TNHH Nhà nướcmột thành viên cơ khí Hà Nội giai đoạn 2006 - 2015 ...51
I. Nâng cao chất lượng của công tác nghiên cứu và dự báo thị trường ...51
1. Thành lập bộ phận chức năng Marketing...51
2. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác dự báo ...52
3. Trang bị hệ thống máy tính cho công ty phục vụ công tác phân tích thị trường. ...52
4. Có chế độ khen thưởng hợp lý đối với cán bộ nghiên cứu dự báo thị trường. ...53
5. Tuyển dụng những đội ngũ cán bộ Marketing chuyên nghiệp...53
II. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín trên thị trường...54
1. Nâng cao chất lượng sản phẩm ...54
2. Đa dạng hóa sản phẩm...54
3. Xây dựng và duy trì thương hiệu sản phẩm và thương hiệu của công ty...55
III. Xây dựng hoàn thiện các kênh phân phối ...56
2. Kênh phân phối gián tiếp...57
IV. Tăng cường cải tiến kỹ thuật áp dụng những công nghệ mới trong sản xuất ...58
1. Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật toàn công ty. ...58
2. Chọn công nghệ thích hợp ...59
3. áp dụng những công nghệ mới tiên tiến...60
V. Tăng cường xúc tiến thương mại...61
1. Chủ động trong việc tiếp thị sản phẩm...61
2. Tiến hành thực hiện quảng cáo cho sản phẩm ...61
3. Chuyên môn hóa bộ phận tiếp thị ...62
VI. Thay đổi tư duy quản trị sát với thực tế...63
1. Lãnh đạo cấp cao ...63
2. Lãnh đạo cấp trung gian ...64
3. Lãnh đạo cấp cơ sở ...64
VII. Đầu tư nhiều vào nguồn nhân lực...65
1. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuyên môn...65
2. Khảo sát và kiểm tra thường xuyên...66
3.Tăng cường chi phí cho bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối với đội ngũ nhân lực...66