Lựa chọn thị trường căn cứ vào sơ đồ SWOT

Một phần của tài liệu Đề tài: "Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 2005-2015". pot (Trang 45 - 49)

III. Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm củacông ty cơ khí Hà Nội

2.1.Lựa chọn thị trường căn cứ vào sơ đồ SWOT

2. Nội dung chiến lược phát triển thị trường 2006-2015

2.1.Lựa chọn thị trường căn cứ vào sơ đồ SWOT

Bảng: Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường Điểm mạnh (S)

1. Chất lượng sản phẩm tốt 2. Máy móc được trang bị hiện đại 3. Lao động có trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm.

4. Sản phẩm có uy tín, thương hiệu đã được khẳng định

Điểm yếu (W)

1. Nhập khẩu nguyên vật liệu 2. Trình độ lao động chưa đồng đều 3. Hệ thống thu thập thông tin chưa hiệu quả.

4. Công tác Marketing chưa chuyên nghiệp, chưa có bộ phận riêng 5. Sản xuất chưa được mở rộng Cơ hội (O)

1. Môi trường kinh tế chính trị trong nước ổn định.

2. Việt Nam là thành viên của AFTA và đang ra nhập WTO 3. Đảng và Nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển ngành cơ khí 4. Cơ sở hạ tầng phát triển ngày càng mạnh

Chiến lược (O/S)

1. Thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện tại, thị trường mới. 2. Mở rộng thị trường bằng sản phẩm có chất lượng cao.

3.Tận dụng mọi nguồn lực hiện có để xuất khẩu

Chiến lược O/W

1. Chiến lược phát triển sâu hơn vào thị trường đã có.

2. Nâng cao chất lượng công tác Marketing.

Thách thức (T):

1.Giá nguyên vật liệu biến động mạnh

2. Hàng nhập ngoại từ các nước phát triển

3. Hàng nhập lậu với giá rẻ 4. Đối thủ cạnh tranh lớn mạnh có tiềm lực về mọi mặt.

Chiến lược (T/S) 1.Giữ vững thị phần

2. Tăng cường chiến lược Marketing xúc tiến bán hàng.

Chiến lược T/W

1. Thu hẹp thị trường, xúc tiến hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

(Nguồn: phân tích tác giả) Hiện nay, công ty cơ khí Hà Nội đang là một trong những công ty cơ khí vững mạnh trong ngành lớn mạnh về mọi mặt. Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh công ty còn có những điểm yếu cần khắc phục. Do đó việc lựa chọn chiến lược phát triển thị trường của công ty cần căn cứ tất cả những tác động từ môi trường ngành và khả năng thực tế của doanh nghiệp. Các khả năng có thể xảy ra.

*Nếu công ty lựa chọn chiến lược theo chiều sâu.

Ưu điểm:

- Tận dụng được ưu thế đã có từ lâu để duy trì mối quan hệ đồng thời có điều kiện tăng sản lượng tiêu thụ từ thị trường này.

- Giữ vị trí vững mạnh trên khu vực thị trường truyền thống, tạo thế độc quyền nhờ hiểu biết rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

-Sản phẩm đạt được uy tín đặc biệt vè loại mặt hàng cung ứng.

Nhược điểm:

-Thị trường tiêu thụ là nhỏ hẹp, chỉ là những thị trường truyền thống - Rủi ro khi nhu cầu từ thị trường giảm sút hoặc khi khách hàng gây sức ép về giá, công ty khó có khả năng thay đổi tình thế hoặc khi đó đối thủ cạnh tranh lớn hơn thâm nhập sâu vào thị trường đó.

- Cần phải có các biện pháp Marketing mạnh và chuyên nghiệp hơn mới có thể phát triển sâu hơn vào thị trường này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nếu công ty thu hẹp thị trường

Ưu điểm:

- Hạn chế rủi ro trong kinh doanh

- Có điều kiện nghiên cứu và phát triển những mặt hàng mới có chất lượng cao nhằm tung ra thị trường

Nhược điểm:

- ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp - Mất đi nhiều bạn hàng quen thuộc mà công ty đã xây dựng từ lâu - Phải mất nhiều thời gian xây dựng được hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng

* Nếu doanh nghiệp phát triển thị trường theo chiều rộng

Ưu điểm:

- Mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước - Sản lượng tiêu thụ tăng

Nhược điểm:

- Hiểu biết đây là thị trường mục tiêu để đầu tư trọng điểm

- Việc đầu tư công nghệ cho phát triển theo chiều rộng là hạn chế

Từ những phương án lựa chọn trên và căn cứ vào điều kiện thực tế thị trường hiện nay của công ty Cơ khí Hà Nội nên lựa chọn chiến lược: "Thâm nhập sâu và giữ vững thị trường hiện có và phát triển mở rộng thêm thị trường mới, đặc biệt là thị trường trong nước, tiếp tục mở rộng thị trường nước ngoài để tăng sản lượng xuất khẩu - kinh doanh có hiệu quả".

Lý do lựa chọn chiến lược:

- Công ty đã tập trung đầu tư cho mở rộng sản xuất,đầu tư cho máy móc thiết bị tiên tiến, khoa học công nghệ. Công ty có tiềm năng cạnh tranh trong thị trường lớn. Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 : 2000.

- Thị phần hiện nay của công ty lớn, đối với các sản phẩm như máy Tiện, máy bào có chứa công nghệ CNC, thị phần chiếm tới 91%. Các loại thiết bị phụ tùng công nghiệp chiếm 28%. Lợi thế này hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh trong nước.

- Thị trường truyền thống vẫn duy trì tốt.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển đối với ngành cơ khí. - Những khó khăn trước tuy lớn nhưng công ty có thể vượt qua và lớn mạnh hơn nữa.

- Bộ phận Marketing hoạt động chưa có hiệu quả , song có thể khắc phục bằng nhiều biện pháp: tổ chức bộ phận marketing riêng với đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp, năng lực tốt; trang bị tốt thiết bị thu thập và xử lý thông tin thị trường, phân tích tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng từ đó đàm phán ký kết được nhiều hợp đồng.

- Việc nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị công nghệ với mức giá cao song đó là xu thế chung của thị trường đồng thời doanh nghiệp có thê hạn chế, chi phí sản xuất bằng các biện pháp như: phân công cho từng phân xưởng, khoán cho từng phân xưởng, kiểm tra sát sao từng công đoạn.

- Kênh phân phối tuy ngắn nhưng công ty cũng có thể mở rộng kênh phân phối qua hình thức các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.

Với những lý do trên đã hình thành chiến lược phát triển thị trường của Công ty trong giai đoạn 2006 - 2015.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 2005-2015". pot (Trang 45 - 49)