Thâm nhập và mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu Đề tài: "Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 2005-2015". pot (Trang 51 - 52)

III. Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm củacông ty cơ khí Hà Nội

2.3.4.Thâm nhập và mở rộng thị trường

2. Nội dung chiến lược phát triển thị trường 2006-2015

2.3.4.Thâm nhập và mở rộng thị trường

- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thì phần của công ty theo hướng thực hiện chiếm lĩnh thị trường miền Bứac, thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường miền Trung, miền Nam. Tiếp tục hướng vào các đoạn thị trường chưa thâm nhập được.

Đặt mục tiêu phát triển trọng tâm, nhấn mạnh vào những sản phẩm, những đoạn thị trường, những mặt hàng là thế mạnh của công ty đáp ứng yêu cầu thị trường cụ thể: sản phẩm thiết bị thủy điện tập trung vào các dự án lớn như nhà máy thủy điện Sơn La, dự án nhỏ như: nhà máy thủy điện Iameur, IaĐrăng, Avương, Pleikrông, Buôn Kuốp… sản phẩm thiết bị xi măng tập trung cung cấp cho nhà máy sản xuất xi măng Sông Thao, xi măng Bình Phước, xi măng Cẩm Phả, xi măng Tam Điệp, xi măng Bút Sơn. Thiết bị cho nhà máy mía đường tập trung ở miền Trung như Lam Sơn (Thanh Hóa), Nghệ An, Quảng Ngãi. Sản phẩm là máy công cụ là sản phẩm truyền thống cung cấp cho khách hàng truyền thống trong nước và xuất khẩu nên công ty cần tập trung quan tâm hơn nữa dịch vụ sau bán hàng, chăm sóc khách hàng.

- Đẩy mạnh tiêu thụ, nâng cao năng lực phân phối theo hướng đẩy mạnh tiêu thụ qua kênh phân phối, mở rộng hệ thống kênh phân phối theo hình thức đại lý trên cơ sở tính toán hiệu quả đồng thời loại bỏ một số đại lý tại các khu vực thị trường làm ăn kém hiệu quả, giảm bớt một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoạt động không hiệu quả.

Chương III

Những giải pháp thực hiện chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu Đề tài: "Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 2005-2015". pot (Trang 51 - 52)