IV. Xem xét các tác động tới khả năng sản xuất và cạnh tranh củacông ty trong
4. Đánh giá khả năng củaCông ty cơ khí Hà Nội giai đoạn 1996-2005
2005
4.1. Điểm mạnh
- Đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đảm bảo quá trình sản xuất đúng tiến độ, có tiềm năng để phát triển sản xuất cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ. Chất lượng đội ngũ lao động được nâng lên do đó hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty cũng sẽ đạt hiệu quả cao.
- Công ty đã được thành lập từ rất lâu, có truyền thống vượt mọi qua mọi khó khăn, tên tuổi của công ty cũng đã được nhiều khách hàng biết đến, thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm.
- Sự liên doanh, hợp tác đối với các doanh nghiệp lớn mạnh trong nước và những công ty tập đoàn uy tín có thương hiệu trên thị trường quốc tế đã tạo thuận lợi cho Công ty cơ khí Hà Nội trong việc chuyển giao công nghệ hiện đại, tiến tới làm chủ được công nghệ tiên tiến để từ đó phát triển rộng thị trường.
- Sự đa dạng hoá sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh đã giúp cho công ty tránh được rủi ro về tài chính, có cơ hội chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn đối thủ cạnh tranh.
4.2. Điểm yếu
- Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư chưa được hiệu quả, tốc độ quay vòng vốn còn quá chậm, việc thu hồi công nợ từ các khách hàng chậm trễ, gây ảnh hưởng tới tốc độ sản xuất. Do đó tốc độ phát triển thị trường cũng chậm.
- Công nghệ, máy móc, trang thiết bị của công ty được sản xuất từ năm 1956 so với nước ta còn là hiện đại, nhưng so với các nước tiên tiến thì công nghệ, máy móc và trang thiết bị phục vụ cho sản xuất của công ty là quá lỗi thời và lạc hậu.
- Việc sử dụng lao động chưa được hiệu quả, mặc dù trình độ, chất lượng của đội ngũ lao động trong những năm gần đây tăng lên nhưng đội ngũ lao động còn làm việc với ý thức và tinh thần thụ động, lệ thuộc, và do đó năng suất chưa cao.
- Công tác điều hành sản xuất còn yếu: việc lập, triển khai và kiểm điểm thực hiện kế hoạch không khoa học, do đó, phần lớn các hợp đồng đều không lập được kế hoạch chính xác và không thực hiện được kế hoạch cam kết, nhiều khâu chồng chéo, đặc biệt là công tác kỹ thuật, xử lý thông tin gây chậm trễ trong quá trình chuẩn bị và thực hiện hợp đồng. Các hợp đồng lớn không chủ động được kế hoạch, lệ thuộc nhiều vào công tác giám sát của khách hàng.
- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu: Cán bộ kinh doanh, kỹ thuật trình độ vi tính, ngoại ngữ yếu khó khăn trong việc tiếp cận, làm việc và học hỏi từ các chuyên gia nước ngoài. Nhiều cán bộ quản lý chưa năng động trong khâu tìm kiếm đơn hàng mở rộng hợp tác.
- Công tác kinh doanh: đặc biệt là công tác marketing chưa được chú trọng, chưa có bộ phận chuyên môn và công ty cũng chưa có một đội ngũ làm marketing chuyên nghiệp và bài bản.
- Công tác vật tư: Chưa chủ động được thị trường, kế hoạch mua vật tư chưa tốt dẫn đến việc phải sử dụng lượng vốn lớn để dự trữ vật tư trong thời gian tương đối dài trong khi đó nhiều vật tư cần gấp cho sản xuất lại không được cung cấp đồng bộ và kịp thời gây lãng phí lớn.
- Khâu yếu tại phân xưởng đúc là chưa tận dụng được lợit hế của công nghệ tiên tiến sau đầu tư, chưa làm chủ được công nghệ dẫn đến tình trạng tỷ lệ sản phẩm sai hỏng còn rất cao, làm tăng chi phí. Trong khi đó thị trường xuất khẩu sản phẩm đúc là rất lớn.
Chương II
Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội
trong giai đoạn 2006 - 2015