Nâng cao nghiệp vụ thẩm định của các cán bộ thẩm định

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư cho vay vốn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương. (Trang 70 - 72)

Thực tế đã cho thấy con người luôn là yếu tố trung tâm, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Chính con người quyết định sự thu thập thông tin, sử dụng các phương pháp để xử lý và đưa ra quyết định cuối cùng. Đặc biệt, trong

chất lượng thẩm định dự án thì trước tiên ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về mọi mặt: nhận thức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, đạo đức nghề nghiệp…

Trình độ thẩm định tài chính của mỗi CBTĐ không thể tách rời trình độ thẩm định dự án nói chung. Vì vậy, CBTĐ tài chính tốt trước hết phải là các CBTĐ tốt.

Để công tác thẩm định tài chính đạt hiệu quả tốt thì ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về thẩm định dự án, có đạo đức tốt trong nghề nghiệp. Như vậy, một nhiệm vụ không thể thiếu và mang tính cấp bách là đẩy mạnh công tác đào tạo. ngân hàng phải có một số giải pháp trong tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBTĐ:

- Ngân hàng cần phải tuyển dụng cán bộ đủ kiến thức và đạo đức nghề nghiệp trong công tác thẩm định dự án, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự giác và trung thực Tuyển dụng cán bộ không chỉ giỏi về chuyên môn mà cần phải giỏi cả về tin học và ngoại ngữ. Ngân hàng nên tuyển CBTĐ chủ chốt tốt nghiệp từ các trường khối kinh tế, ngân hàng, tài chính. Đồng thời phải biết đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng làm việc theo nhóm tốt.

- Ngân hàng nên tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn những kiến thức mới và trao đổi kinh nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp nhất là kỹ năng thẩm định dự án. Vietcombank phải tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ CBTĐ dưới nhiều hình thức. Như là đào tạo trong nước, gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài và tổ chức các đoàn đi khảo sát thực tế ở nước ngoài.

Việc đào tạo trong nước với hình thức là: tổ chức các lớp học tập huấn nâng cao kiến thức về chuyên môn, hiểu biết về pháp luật, quản trị rủi ro, … và các lớp học về CNTT, ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong quá trình thẩm định.

Mở các buổi hội thảo mời các CBTĐ giỏi ở các NHTM khác cùng tham gia nhằm mục đích để CBTĐ có dịp trao đổi học hỏi những kinh nghiệm về những phương pháp thẩm định hiệu quả tài chính dự án.

Đào tạo CBTĐ ở nước ngoài bằng cách gửi các CBTĐ ra nước ngoài học và thường xuyên tổ chức các đoàn khảo sát đi ra nước ngoài học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng thế giới.

Bên cạnh việc trang bị hệ thống lý thuyết đầy đủ và cập nhật thì cần phải chú trọng cả kỹ năng thực hành bằng các chương trình phần mềm thẩm định dự án trực tiếp trên máy vi tính với những dự án cụ thể.

Ngoài ra, ngân hàng cũng phải có một số chính sách đãi ngộ nhân viên như: đảm bảo trả thù lao xứng đáng cho công sức mà CBTĐ đã bỏ ra, luôn có chế độ khen thưởng kịp thời cho những thành tích mà mỗi cán bộ đạt được nhằm khích lệ tinh thần và nhiệt huyết của họ. Đồng thời cũng phải có những biện pháp xử lý những cán bộ có sai phạm nhằm làm gương cho những cán bộ khác, giúp họ thấy được tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án. các cấp lãnh đạo cũng phải liên tục kiểm tra, giám sát quá trình thẩm định để phát hiện những sai sót để kịp thời khắc phục nó.

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư cho vay vốn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương. (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w