Các giải pháp để tăng doanh thu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty CP Thương mại và tổng hợp I Hà Tây (Trang 63 - 67)

II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ

1, Các giải pháp để tăng doanh thu

Như đã phân tích ở trên một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp đó là doanh thu tiêu thụ. Doanh thu tiêu thụ có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận, doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại.

Doanh thu tiêu thụ là tích số của số lượng hàng hóa tiêu thụ nhân với đơn giá bán. Nếu đơn giá bán bao gồm cả thuế gián thu thì ta có tổng doanh thu bán hàng. Nếu đơn giá không bao gồm cả thuế gián thu thì ta có doanh thu thuần. Do vậy, để tăng doanh thu ta có thể dùng một trong hai hoặc đồng thời cả hai cách :

• Tăng số lượng hàng hoá bán ra. • Tăng đơn giá hàng hóa bán ra.

Ngày nay trong cơ chế thị trường tự do cạnh tranh thì việc tăng đơn giá hàng hóa bán ra xem ra có vẻ khó thực hiện bởi lẽ nếu không cân nhắc kỹ, rất có thể sẽ làm giảm doanh thu do số lượng hàng hóa tiêu thụ giảm, mặt khác có thể sẽ mất đi khách hàng truyền thống. Việc tăng đơn giá hàng hóa bán ra có thể được thực hiện khi thị trường khan hiếm hàng hóa, khi doanh nghiệp trở nên độc quyền trong nền kinh tế hoặc khi giữa khách hàng và doanh nghiệp có những mối quan hệ nhất định để có thể bán trả chậm (bán chịu). Nhưng việc này không phải lúc nào cũng thực hiện được, mà nó còn phụ

thuộc vào nhiều yếu tố và nếu có thể thực hiện được thì việc tăng doanh thu nhờ những khoản này cũng không đáng kể. Ngày nay để có thể tồn tại trong kinh doanh, đứng vững trên thương trường, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường liên kết chặt chẽ với nhau do đó việc khống chế giá bán sao cho hợp lý đã được xem là một nguyên tắc quan trọng trong kinh doanh. Do vậy, biện pháp chủ yếu được sử dụng để tăng doanh thu là tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ ra thường được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay.

Áp dụng chính sách giá phù hợp

Để tăng khối lượng hàng hóa bán ra thì mối quan hệ cơ bản giữa giá - cầu không thể bỏ qua, việc bán hàng hóa với giá thấp đôi khi cũng là biện pháp kích thích tiêu thụ, là thủ thuật để lôi kéo khách hàng nhưng nó không phải là giải pháp toàn thiện vì trong chừng mực nào đó nó làm cho doanh nghiệp giảm lợi nhuận và đôi khi nó lại có tác động ngược chiều nếu như không được nghiên cứu kỹ. Việc định giá hàng hóa cho sản phẩm hàng hóa của công ty không thể chỉ dựa vào nguyên tắc kế toán giá thành, mà mức giá đó chỉ có thể xem là cơ sở cho việc định giá.

Ngày nay, để có thể tồn tại và phát triển trong cạnh tranh trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải đề ra cho mình một chính sách giá khác nhau, phù hợp với chính sách giá chung của các doanh nghiệp khác, đồng thời phải phù hợp với từng mặt hàng, từng khác hàng và từng thị trường. Việc định giá sản phẩm hàng hóa bán ra cần theo nguyên tắc " biết người, biết ta ", chứ doanh nghiệp không thể chủ quan áp đặt giá. Trong những trường hợp nhất định để tạo dựng cơ sở, lòng tin, xây dựng mối quan hệ với khách hàng truyền thống doanh nghiệp đôi khi phải định giá bán thấp hơn giá thành sản xuất và phần chênh lệch đó sẽ được bù đắp bằng các đơn dặt hàng khác của chính khách hàng đó trong tương lai. Do vậy, trong kinh doanh việc định giá sản phẩm hàng hóa bán ra được xem là cả một nghệ thuật. Nếu doanh nghiệp áp

dụng không thành thạo nghệ thuật này thì có thể sẽ dần dần mất cả những bạn hàng truyền thống của mình.

Mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng về thị trường nông thôn

Khi sản phẩm, dịch vụ đã có một chỗ đứng tại một thị trường thì một điều tất yếu là doanh nghiệp phải tiến hành mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.Mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận.Lợi nhuận sẽ càng lớn nếu như mục tiêu bán sản phẩm đi đúng hướng, đáp ứng nhu cầu thị trường, khả năng thanh toán dứt điểm, ít có hàng tồn kho, được các bạn hàng, các đại lý trong kênh tiêu thụ giúp sức,ủng hộ.

Chính vì vậy, công ty đã tiến hành tổ chức các mạng lưới tiêu thu đa dạng như tự tiêu thụ ( bán buôn hoặc bán lẻ),qua các đại lý, ký gửi,tham gia các hội chợ..Việc tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ sản phẩm sẽ đảm bảo tính liên tục trong quá trình lưu thông góp phần mở rộng thị trường,làm tăng uy tín và khả năng cạnh tranh của công ty.

Bên cạnh đó,Công ty cũng xây dựng chiến lược Marketing như phân đoạn thị trường, điều tra thị hiếu của người tiêu dùng trong từng khu vực-nông thôn và thành thị để lựa chọn sản phẩm đúng để thâm nhập ,tổ chức khuyến mại vào các dịp đặc biệt..

Qua theo dõi công tác bán hàng tại các cửa hàng trực thuộc công ty và hoạt động bán hàng của các khách hàng ở một số tỉnh như Hòa Bình,Sơn La,Điện Biên,...trong những năm vừa qua,công ty đã nhận thấy sức mua,tiêu dùng của thị trường nông thôn về mặt hàng kinh doanh của công ty (hầu hết là hàng tiêu dùng Việt Nam) ngày càng tăng.Điều này chứng tỏ thị trường nông thôn là thị trường đầy tiềm năng mà công ty cần hướng tới.

Hầu hết các mặt hàng kinh doanh của công ty đều là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như đồ dùng gia đình (nhôm men HP, gốm sứ Hải

Dương..),công nghệ phẩm (đường, sữa, bánh kẹo,...),kim khí điện máy (quạt điện cơ Thống Nhất, 91..) với chất lượng ổn định, giá cả hợp túi tiền nên rất được người tiêu dùng nông thôn ưa chuộng.

Mặc dù sức mua của người dân nơi đây vẫn còn yếu nhưng số lượng người tiêu dùng lại khá lớn,do đó hàng hóa bán ra sẽ được nhiều hơn nếu công ty đánh trúng tâm lý, hành vi tiêu dùng của thị trường nông thôn.Đó có thể là chiến lược đưa ra mức giá bán thấp,lãi ít hay sử dụng các chiêu thức khuyến mại,mở ra các gian hàng bán tại các phiên chợ.. nhờ đó thu được lợi nhuận cao. Hầu hết các vùng nông thôn đều có chợ họp trong ngày. Vì vậy, việc giới thiệu sản phẩm tại các chợ này là quan trọng, đồng thời kèm theo các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để tạo sự chú ý và mua sắm các sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, Công ty có thể phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh tại địa phương để mở rộng thị trường nơi đây,tìm hiểu,lựa chọn một số các đại lý, các cửa hàng bán lẻ để đưa hàng hóa của mình tới tận xóm làng, tới tận tay người tiêu dùng.Công ty nên mở thêm các chi nhánh mới chuyên bán buôn cung cấp hàng cho các đại lý tại các tỉnh với mục đích vừa giảm chi phí vận chuyển vừa có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tiêu dùng.

Mở rộng đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh

Có thể nói, đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh là một trong những chiến lược rất hiệu quả và được áp dụng khá phổ biến ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước.Một doanh nghiệp kinh doanh một hoặc một số mặt hàng rất khó tăng doanh thu.Công ty CP thương mại và tổng hợp I Hà Tây hiện tại cũng đang kinh doanh khá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như ngành hàng đồ dùng gia đình, ngành hàng thực phẩm.Tuy nhiên,công ty vẫn cần phải không ngừng đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, mở rộng kinh doanh nhiều mặt hàng mới ,đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của người tiêu dùng nhằm tăng doanh thu.

Áp dụng các phương thức thanh toán hợp lý

Công tác thanh toán tiền hàng cũng có ý nghĩa trong việc tăng doanh thu bán hàng.Nếu công ty chỉ duy trì mỗi hình thức thanh toán ngay bằng tiền mặt thì sẽ không khuyến khích được tiêu thụ hàng hóa và do đó,hàng hóa dễ bị ứ đọng.Vì vậy,công ty cần nghiên cứu, cân nhắc để có nhiều phương thức thanh toán thích hợp, lựa chọn phương thức thanh toán có hiệu quả nhất vừa tăng được doanh thu bán hàng vừa đảm bảo thu hồi được tiền hàng.

Hiện nay, Công ty áp dụng phương thức thanh toán chậm, cung cấp trước, thanh toán sau.Với phương thức thanh toán như vậy,sẽ làm cho vốn của công ty dễ bị chiếm dụng, trong khi đó bản thân công ty lại phải đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.Vì vậy,Công ty nên có các phương thức thanh toán hợp lý như yêu cầu khách trả trước với một tỷ lệ nhất định ,yêu cầu khách đặt cọc hay có thể đưa ra mức chiết khấu nếu khách hàng thanh toán ngay..Tuy nhiên,vẫn phải cố gắng làm sao giữ được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và công ty vẫn có lợi trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty CP Thương mại và tổng hợp I Hà Tây (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w