III. Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu Tư – Tư Vấn Xây Dựng
1. Thực trạng tạo động lực Công ty Cổ phần Đầu Tư – Tư Vấn Xây Dựng
1.2 Thực trạng tạo động lực tại Công ty Cổ phần Đầu Tư – Tư Vấn Xây Dựng
doanh, là doanh nghiệp đang trên đà phát triển, và các cán bộ công nhân viên là người VN và mỗi người khi vào công ty đều mong muốn có được giá trị với kỳ vọng cao được thực hiện bằng những công cụ thích hợp và nhiều khi cần nhà quản lý không nhất thiết phải trao cho người lao động công cụ mà nhà quản lý có thể tạo điều kiện cho người lao động có được công cụ để tạo động lực cho người lao động.
Vì vậy, so với 2 mô hình trên thì Công ty Cổ phần Đầu Tư – Tư Vấn Xây Dựng 289 sử dụng mô hình này là phù hợp nhất để nghiên cứu thực trạng tạo động lực cho người lao động tại công ty.
1.2 Thực trạng tạo động lực tại Công ty Cổ phần Đầu Tư – Tư Vấn Xây Dựng 289 Dựng 289
Nhận xét: Từ phần phân tích động lực lao động tại công ty ở phần trên ta đã biết được động lực lao động của người lao động với những mục tiêu kỳ vọng cao, mỗi bộ phận chức năng lại có những mong muốn về giá trị là khác nhau:
+ Mong muốn làm việc phù hợp với chuyên nghành của mình, thử thách cao. + Mong muốn thu nhập cao
+ Khao khát một ngày nào đó là chủ sở hữu của công ty
+ Mong muốn xứng đáng với khoản tiền mình được nhận từ công ty + Mong nhận được sự tín nhiệm của cấp trên
+ Mong nhận được sự khâm phục của cấp dưới
+ Tự nguyện góp sức vào hoạt động kinh doanh của công ty
+ Mong muốn được tham gia các hoạt động giải trí,được giao lưu, được hưởng phúc lợi của công ty.
v…v…v…
Hiện nay công tác tạo động lực cho người lao động ở công ty chưa cao. Kỳ vọng mục tiêu của người lao động còn nhiều hạn chế, nhiều nguyện vọng chưa được đáp ứng.
1.1.1 Công cụ để người lao động trong Công ty Cổ phần Đầu Tư – Tư Vấn Xây Dựng 289 thực hiện kỳ vọng của mình
- Khi người lao động mới bắt đầu đi làm việc thì công ty có người quản lý cấp trên đến giới thiệu với các thành viên trong phòng, hướng dẫn và giao việc cho người lao động phải làm. Tạo điều kiện cho người lao động thuận tiện hơn khi tiếp xúc với môi trường làm việc mới, dễ hòa nhập với các thành viên trong phòng.
- Hòa nhập vào sự phát triển của thế giới công nghệ thông tin càng ngày càng hiện đại. Khi những người lao động như: người quản lý thuê ngoài, những cán bộ, nhân viên kỹ thuật, những người làm việc trong văn phòng bắt đầu đến làm việc thì mỗi người được sử dụng một máy tính để phục vụ cho công việc của mình. Mỗi một phòng ban có 1máy điện thoại bàn,máy phô tô coppy, máy in… phục vụ cho sự liên lạc, làm việc của người lao động
- Những người lao động trực tiếp như công nhân lái xe, lái máy… thì được công ty tạo điều kiện có máy tốt nhất để tạo cho những người lao động yên tâm làm việc cũng tạo động lực cho người lao động. - Bố trí lao động: Để đạt hiệu quả cao trong công tác tạo động lực cho
người lao động thì vấn đề đầu tiên công ty phải bố trí lao động hợp lý. Bố trí lao động hợp lý đơn giản là bố trí đúng người đúng việc sao cho không gây lãng phí. Muốn vậy phải bố trí người lao động phù hợp với chuyên ngành được đào tạo cũng như phù hợp với năng lực thực tế của họ.
Bố trí lao động theo đúng ngành nghề đào tạo nhằm sử dụng có hiệu quả năng lực, sở trường của người lao động trong ngành nghề của họ là điều bất cứ nhà quản lý nào cũng mong muốn. Bởi nếu không sử dụng lao động đúng theo năng lực và sở trường của họ thì không những bỏ phí khả năng của người lao động đã được đào tạo mà còn mất thêm chi phí đào tạo lại họ. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên mất động lực làm việc của người lao động vì họ sẽ thấy năng lực của mình ngày càng đi xuống,mục tiêu nghề nghiệp không đạt được.
Thực tế hiện nay việc bố trí lao động tại Công ty Cổ phần Đầu Tư – Tư Vấn Xây Dựng 289 là khá phù hợp vì Công ty chuyên thi công xây dựng công trình và tư vấn thiết kế các công trình nên đòi hỏi người lao động đúng chuyên môn mới đảm nhận được công việc. Người lao động làm việc tại công ty chủ yếu tốt nghiệp các trường: xây dựng, kiến trúc, thủy lợi, giao thông….Tuy nhiên theo quy chế của công ty là trong chính sách tuyển dụng ưu tiên con em cán bộ trong công ty nên nhiều khi còn hạn chế. Đó là dù đúng chuyên ngành đào tạo nhưng khả năng đáp ứng công việc còn chưa cao. Qua tiếp xúc thực tế ở công ty, thông qua phiếu khảo sát tại chi nhánh Hà Nội có 35 phiếu điều tra những người lao động đang có mặt tại chi nhánh ( số còn
lại đang làm việc tại các công trình trong cả nước) thì có 90% lao động được hỏi đều cho rằng họ được bố trí đúng ngành nghề mà họ được đào tạo, mức độ thỏa mãn với công việc hiện tại tương đối cao, phát huy được kiến thức được trang bị.
Tình hình phân công lao động theo ngành nghề được đào tạo tại chi nhánh Hà Nội được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 1
Đơn vị công tác Tổng số lao động Lao động làm trái ngành Số lao động Phần trăm (%) Phòng kỹ thuật 8 0 0 Phòng kế toán 4 1 25 Phòng nhân lực 6 1 16,7 Phòng vật tư, phòng cơ giới 9 0 0 Phòng kế hoạch 5 1 20 Phòng marketing 3 1 33%
- Tình hình sử dụng ngày công: Thời gian làm việc tại công ty theo quy định cuả nhà nước và được ghi trong hợp đồng là 40 giờ/ tuần lễ nhưng thực tế người lao động làm việc 44 giờ hoặc 45 giờ / tuần lễ. Nguyên nhân công ty phải tiến hành làm thêm giờ để đảm bảo tiến độ các công trình, dự án đầu tư nhất là trong các giai đoạn các dự án đòi hỏi tiến độ khẩn tương. Trong công tác chấm công cũng còn nhiều bất cập, thể hiện cách quản lý ngày công lỏng lẻo, việc chấm công không phải do từng phòng chấm mà do phòng kế toán chấm từ đó dẫn đến hiện tượng cào bằng, ai cũng giống ai.
- Công tác đánh giá thực hiện công việc: Không ai là không muốn mình được nhìn nhận, được đánh giá những cống hiến và năng lực của mình, chỉ trừ trường hợp đó là những kẻ luôn ăn bám, dựa dẫm. Vì thế, mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một hệ thống đánh giá thực hiện công việc một cách chi tiết, cụ thể nhằm thúc đẩy người lao động làm việc. Hiện nay Công ty Cổ phần Đầu Tư – Tư Vấn Xây Dựng 289 chưa xây dựng được bản đánh giá thực hiện công việc cụ thể, các chỉ tiêu đánh giá rất chung chung, chủ yếu dựa trên ý kiến chủ quan của nhà quản lý chứ chưa tổ chức đánh giá công khai. Như
đã trình bày ở trên việc đánh giá của công ty chưa bài bản, các phòng chưa có bản đánh giá riêng mà dựa vào đánh giá chung do phòng kế toán xây dựng. Công tác đánh giá không được tổ chức thường xuyên mà thường tổ chức vào dịp cuối năm và đánh giá hết sức chung chung. Đó là các bản báo cáo tổng hợp trong đó nội dung hết sức sơ sài trong đó bao gồm các mặt được và mặt chưa được của từng đơn vị phòng ban. Mặt khác việc đánh giá không gắn với từng cá nhân cụ thể mà chung cho toàn đơn vị nên không có tác dụng trong việc khắc phục và sửa chữa sai lầm của người lao động. Các chỉ tiêu đánh giá hầu như mới dừng lại ở việc chấp hành thời gian làm việc, ý thức chấp hành kỷ luật làm việc nên nó mang tính chất phân phối đều, hầu hết người lao động trong một phòng đều giống nhau.