Các kiến nghị để nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu các

Một phần của tài liệu n Phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí ở Công ty TNHH nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí (Công ty MECANIMEX) (Trang 94 - 109)

III. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất

7. Các kiến nghị để nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu các

xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí

7.1. Đối với nhà nước

Nhà nước phải có các biện pháp về tổ chức và thể chế để thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu, cần hoàn thiện các chính sách và thủ tục sau:

- Ban hành chính sách xuất nhập khẩu ổn định trong thời gian đủ dài để đảm bảo cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất hàng xuất nhập

- Ban hành văn bản pháp quy về mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quy định trách nhiệm của các loại hình tổ chức dịch vụ tư vấn. - Có chính sách thuế ưu đãi và thuế suất cụ thể cho các loại hình dịch

vụ phù hợp với tính chất, cách thức hoạt động và mức lợi tức khác nhau của các loại dịch vụ như dịch vụ hội trợ triển lãm và dịch vụ quảng cáo.

- Cần ban hành một số tiêu chuẩn, định mức khung về chi phí và phương pháp tính lợi nhuận của một số lĩnh vực dịch vụ mới( như tư vấn) làm cơ sở cho việc xác định phí và lợi nhuận của các địch vụ đó.

- Cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mua FOB, bán CIF nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của các tổ chức trong nước như dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm …để các tổ chức này tham gia dịch vụ cho quá trình xuất nhập khẩu.

- Nâng cao năng lực của các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ trong việc dự báo, nắm bắt thông tin thị trường, nghiên cứu, phân tích thị trường. Hiện nay, khả năng phân tích, dự báo của các đối tác cơ quan này còn yếu, thông tin về thị trường sản phẩm, đối tác kinh doanh chưa đầy đủ và cập nhật nên hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ của các doanh nghiệp.

- Thành lập tổ chức nghiên cứu và xúc tiến mậu dịch có nhiệm vụ nghiên cứu sâu về các khu vực thị trường, phục vụ việc hoạch định chính sách phù hợp với từng thị trường quốc tế, tiến hành tìm kiếm, phát triển, tổ chức và định hướng thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc giới thiệu, thúc đẩy buôn bán tiếp thị.

- Lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu nhằm giảm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi có biến động trên thị trường quốc tế. Quỹ này được hình thành từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp và hỗ trợ ban đầu của ngân sách nhà nước. Đồng thời tăng cường sự hỗ trợ của quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia đối với đầu tư chiều sâu, phát triển sản xuất hàng xuất khẩu.

- Ban hành quy định cụ thể về hoạt động môi giới và hoa hồng môi giới trong thương mại phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế, nhằm đưa hoạt động này vào nề nếp và tránh sự thua thiệt cho các doanh nghiệp Việt Nam do không được chính thức sử dụng và hạch toán chi phí cho loại dịch vụ này.

- Khuyến khích các tổ chức dịch vụ tiến hành hợp tác, liên doanh, liên kết như kiến nghị của các doanh nghiệp, nhằm đáp ứng tốt hơn dịch vụ đối với doanh nghiệp.

- Chú trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là loại dịch vụ nhiều doanh nghiệp có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng được cho các doanh nghiệp, tạo thêm nguồn để nâng cao tỷ lệ vốn cho vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu bức xúc hiện nay của doanh nghiệp là có vốn để thay thế máy móc, thiết bị lạc hậu, đổi mới công nghệ.

- Đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác dịch vụ ở các cơ quan nhà nước và tổ chức dịch vụ của Việt Nam.

- Có chính sách bảo hộ một số loạidịch vụ quan trọng nhưng vẫn đảm bảo việc nâng cao chất lượng phục vụ các nhu cầu của doanh nghiệp

Đồng thời, Nhà nước còn có một số chính sách để có thể thúc đẩy nhanh dịch vụ hỗ trợ trong việc xuất khẩu các sản phẩm cơ khí như là:

- Chính sách tín dụng:

Nhà nước cần phải hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thông qua hệ thống ngân hàng, để hoạt động hỗ trợ này triển khai tốt, Nhà nước nên thực hiện các biện pháp sau:

+ Sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp, giải quyết được khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư để đổi mới trang thiết bị. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thâm nhập được vào các thị trường .

+ Đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế (hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực tư nhân không lấy giá trị quyền sử dụng đất đai để thế chấp khi vay vốn). Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cũng như các định chế tài chính. Đơn giản hoá thủ tục vay vốn và điều kiện thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

+ Thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực vừa và nhỏ với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế, nhằm thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp lớn.

+ Quy định tỷ lệ tín dụng tối thiểu bắt buộc dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích các ngân hàng góp vốn, các ngân hàng vừa và nhỏ cùng hợp tác kinh doanh.

+ Mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm cơ khí. Nhà nước cần thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ này thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp có khả năng phát triển nhưng không đủ tài sản thế chấp để vay vốn.

+ Thực hiện lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả, sản xuất sản phẩm mới hoặc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới.

+ Mở rộng hình thức tín dụng thuê mua. Thực hiện hình thức này sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu, khắc phục được khó khăn về vốn đầu tư trung và dài hạn mà không đủ tài sản thế chấp.

+ Thông qua ngân hàng, linh hoạt hạ mức lãi suất chiết khấu để đẩy mạnh xuất khẩu. Ngân hàng thực hiện chiết khấu các kỳ phiếu và hối phiếu chưa đến hạn thanh toán trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mà bị thiếu vốn. Nếu lãi suất chiết khấu hạ thì giá hàng hoá xuất khẩu cũng hạ, do đó khả năng cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng lên và việc xuất khẩu được mở rộng. Nếu việc thực hiện “ Chính sách tín dụng” tốt sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư cho việc sản xuất, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã để tăng khối lượng hàng hoá xuất khẩu.

- Chính sách phát triển các mặt hàng xuất khẩu:

Chính phủ cần có chính sách cụ thể để phát triển các mặt hàng xuất khẩu. Thông qua việc hỗ trợ vốn, ưu đãi về thuế và tạo mọi thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việt Nam có thể phát triển sản xuất nội địa ( Phát triển kinh tế ngành và kinh tế vùng), đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và mặt hàng cơ khí của Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Hỗ trợ của nhà nước trong việc xúc tiến xuất khẩu:

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu là công việc chính của doanh nghiệp nhưng tại thời điểm này do có những hạn chế nhất định nên rất cần sự giúp đỡ

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng hoá của Việt Nam thâm nhập dễ dàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới nhà nước nên thực hiện một số hoạt động trợ giúp sau:

+ Đẩy mạnh chiến lược phát triển thị trường thông qua đàm phán ký kết các hiệp định, thoả thuận thương mại đa phương và song phương, tạo tiền đề về hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu.

+ Thảo luận ở cấp chính phủ về mở cửa thị trường, trước hết là đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Thảo luận ở cấp chính phủ về mở cửa thị trường là một trong những biện pháp khá hiệu quả mà nhiều nước đang phát triển thành công trong đàm phán với các nước phát triển để mở rộng thị trường xuất khẩu ở giai đoạn đầu thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xúc tiến và tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác do vậy cần phải nâng cao vai trò của các thương vụ trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm các đối tác, ngân hàng tin cậy cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu chè trong nước. Nhà nước phải hỗ trợ một phần kinh phí trong vấn đề tìm hiểu nghiên cứu thị trường và những thay đổi diễn ra trên thị trường.

+ Đẩy mạnh công tác trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức thưởng xuất khẩu, tỷ giá khuyến khích đối với ngoại tệ thu được nhờ xuất khẩu, hoặc gián tiếp dùng ngân sách nhà nước tuyên truyền cho việc xúc tiến thương mại. Mở rộng trợ cấp với mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam.

- Phát triển nguồn nhân lực:

Con người là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng tốt nhất nhu cầu, thị hiếu của người tiêu

dùng ngoài việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại phải có những cán bộ kỹ thuật giỏi.

Việc nâng cao trình độ của cán bộ thương mại là công thức nhà nước thuộc trách nhiệm của Chính phủ, còn việc nâng cao trình độ của cán bộ kỹ thuật và cán bộ thương mại làm việc tại các doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của các doanh nghiệp chưa coi trọng công tác đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp công tác này. Cụ thể:

+ Nhà nước cần chú trọng tổ chức các trương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại cho cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của các công ty thương mại có tham gia vào mậu dịch quốc tế. Cần có chính sách và chế độ bồi dưỡng, đào tạo lại và tuyển chọn cán bộ thương mại một cách chặt chẽ và nghiêm túc cả về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ.

+ Hàng năm, nhà nước nên cử cán bộ sang học tập nghiên cứu tại các nước. Măc dù trong giao dịch quốc tế hiện nay, tiếng Anh được sử dụng khá phổ biến nhưng chúng ta vẫn cần nhiều cán bộ thương mại giỏi cả tiếng Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và am hiểu về văn hoá của từng dân tọcc. Có làm được như vậy mới tạo thuận lợi cho Việt Nam trong đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu, hợp tác kinh doanh liên doanh với các đối tác.

+ Nhà nước cũng cần tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao kiến thức kinh doanh và trình độ quản lý cho các nhà quản lý và chỉ đạo kinh doanh của các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu chè. Mở các khoá thuyết trình giới thiệu các thông tin mới nhất về chế độ chính sách thể lệ liên quan đến kinh doanh thương mại cũng như các hướng dẫn về nghiệp vụ như:

Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi và học tập kinh nghiệm với các giới kinh doanh.

- Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm:

+ Coi trọng công tác quản lý chất lượng tại cơ sở, xây dựng hệ thống kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm.

+ Khuyến khich chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường áp dụng hệ thông quản lý chất lượng theo ISO 9000: 2000. HACCP, ISO 14001 và sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

+ Áp dụng chế độ đăng ký kiểm tra bắt buộc đối với hàng hoá xuất khẩu, để vừa thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm hơn đến vấn đề công nghệ, vừa nâng cao uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Chất lượng hàng hoá xuất khẩu có thể được nâng cao phải gắn liền với các biện pháp giám sát và kiểm tra chặt chẽ với những tiêu chuẩn quy định với mỗi mặt hàng và thị trường. Trên cơ sở xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn cho mặt hàng chè xuất khẩu phù hợp với thị trường, từ đó mới tạo ra sức cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam.

Ngoài ra nhà nước còn tạo khung pháp lý thuận lợi cho mặt hàng cơ khí xuất khẩu, phát triển thương mại thông qua internet. Nhà nước cần quan tâm, có chính sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng như: đường xá, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông… để hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí.

7.2. Đối với ngành cơ khí - Về xúc tiến thương mại:

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại của ngành cơ khí, vừa là trung tâm dữ liệu tập hợp và cung cấp thông tin, vừa tuyên truyền xuất khẩu và dịch vụ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xuất khẩu mặt hàng cơ khí. Phối hợp với các cơ quan hữu quan, tổ chức hội trợ triển lãm giới thiệu sản

phẩm cơ khí, để người sản xuất và người tiêu thụ trực tiếp bàn bạc thoả thuận, chất lượng mẫu mã và giá cả hàng hoá, chủ động tính toán đầu tư có hiệu quả cao nhất, chấm dứt tình trạng ép giá, phá giá ảnh hưởng tới uy tín và hiệu quả, giảm sức cạnh tranh của mặt hàng cơ khí.

Tổ chức các diễn đàn đối thoại, các cuộc xúc tiến giữa doanh nghiệp, người sử dụng lao động với các tổ chức hữu quan khác ở trong và ngoài nước để trao đổi thông tin và ý kiến về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và môi trường kinh doanh.

- Về vận tải:

Nâng cao chất lượng phương tiện vận tải, đa dạng hoá loại hình vận chuyển. Hệ thống kho hàng phải thực hiện tốt công tác dự trữ và bảo quản sản phẩm cơ khí. Việc đóng gói, bốc xếp, lưu kho, gom hàng phải thường xuyên cải tiến. Sử dụng nhiều phương tiện bốc xếp, gom hàng hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

- Thị trường:

Nghiên cứu mở các văn phòng đại diện ở các thị trường để tăng số lượng chủng loại các sản phẩm cơ khí của Việt Nam ở các thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, An-giê-ri, Cuba, Canada, giữ vững các thị trường đã có như: Nga, Đức, Pháp; tìm kiếm và mở rộng các thị trường mới nhằm tăng thị phần sản phẩm cơ khí của Việt Nam.

Thành lập trung tâm thiết kế mẫu, bao bì, giúp các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm cơ khí và đăng ký bản quyền.

- Đào tạo:

Tổ chức cử các chuyên gia đi dự các lớp đào tạo kỹ năng kinh doanh xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các

Tư vấn cho Chính Phủ về chế độ, chính sách phát triển sản phẩm cơ khí, tư vấn cho các doanh nghiệp kế hoạch phát triển sản phẩm cơ khí, về chuyển giao công nghệ, về tìm kiếm thị trường.

Tập hợp nghiên cứu ý kiến của doanh nghiệp để phản ánh, kiến nghị và tham mưu cho nhà nước về các vấn đề, về pháp luật, chính sách kinh tế xã hội nhằm cải thiện môi trường kinh doanh mặt hàng cơ khí.

Tham gia xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hội hội nhập kinh tế quốc tế, tham dự các hội nghị, các đoàn đàm phán về kinh tế và thương mại phù hợp với quy định của nhà nước.

- Hoạt động thông tin:

Thiết lập mạng thông tin toàn ngành và quốc tế, báo chí, truyền bá tri thức khoa học, công nghệ, quản lý và văn hoá.

Một phần của tài liệu n Phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí ở Công ty TNHH nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí (Công ty MECANIMEX) (Trang 94 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w