Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá Quản lý tài nguyên nước mặt trong hệ thống quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 69 - 71)

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG CẦU

3.2.3 Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách quản lý

• Hình thành và xây dựng các cơ quan/ đơn vị chuyên trách bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông ở cả cấp trung ương và địa phương.

• Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu được quyết định thành lập từ năm 2006 nhưng tới năm 2008 ủy ban mới thực sự ra mắt, trước tiên cần nhanh chóng hoàn chỉnh mô hình tổ chức bảo vệ môi trường lưu vực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng lưu vực. Cần nhanh chóng trình chính phủ nội dung, kế hoạch tổ chức thực hiện quản lý lưu vực sông Cầu trong đó có kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước.

• Làm rõ sự phân công giữa các bộ/ngành và tăng cường phân cấp cho các địa phương trong bảo vệ môi trường chất lượng nước ở lưu vực; Nâng cao tính khả thi, tính hiệu quả của các Ban quản lý Quy hoạch lưu vực sông theo luật tài nguyên nước; Thống nhất các nội dung quản lý tài nguyên nước từ trung ương tới địa phương.

• Kiểm soát chặt chẽ các khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng trong lưu vực. Cụ thể đối với sông Cầu là các khu vực sông, đoạn sông sau: + Hai đoạn trên sông Cầu: đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên( sau nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến cầu Trà Vườn) và đoạn từ cầu Vạn Phúc đến cầu Đáp Cầu.

+ Đoạn cuối suối Phượng Hoàng trong thành phố Thái Nguyên. + Đoạn sông Công chảy qua thị xã Sông Công.

+ Đoạn cuối sông Cà Lồ. + Sông Ngũ Huyện Khê.

xuất công nghiệp cũng như làng nghề và nông nghiệp trên địa phận lưu vực sông sử dụng các công nghệ sản xuất sạch hoặc thực hiện công tác xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Nếu doanh nghiệp cam kết thực hiện công nghệ sản xuất sách hoặc có các biện pháp xử lý chất thải thì nhà nước cũng như tỉnh sẽ có những hỗ trợ như: giảm thuế đầu vào, hỗ trợ thủ tục hành chính; tìm và giải quyết đầu ra; hỗ trợ giống , vốn, kĩ thuật canh tác….

• Ban hành các chính sách tạo điều kiện về mặt pháp lý cũng như các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất nước ngoài sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường (trong đó có môi trường nước) được phép hoạt động tại địa bàn trong LVS.

• Xác định việc phân phối TNN giữa các ngành khác nhau trên cùng một lưu vực cũng như xác định thứ tự ưu tiên sử dụng nước trong những thời điểm nguy cấp, điều phối việc thực hiện các dự án dẫn chuyển nước giữa các địa phương trong lưu vực.

• Xây dựng ngân hàng dữ liệu chất lượng nước của LVS Cầu: Để có thể quản lý số liệu chất lượng nước có hiệu quả và có thể chuyển hóa số liệu thành thông tin phục vụ cho các đối tượng sử dụng nước và công tác quản lý chất lượng nước tại LVS Cầu. Ngân hàng dữ liệu chất lượng nước phải được xây dựng sao cho không chỉ là nơi thuần túy lưu trữ dữ liệu mà nó chính là một mô hình có chức năng tập hợp, cập nhật và xử lý số liệu nhằm đưa ra các thông tin thỏa mãn các yêu cầu đa dạng của người sử dụng.

Bên cạnh các biện pháp kĩ thuật, kinh tế, chính sách trực tiếp áp dụng cho môi trường nước cần sử dụng đồng thời các biện pháp tương tự để bảo vệ và khắc phục những hạn chế còn tồn tại đối với các dạng môi trường khác như môi trường không khí, đất, rừng,… Đảm bảo môi trường nước

được bảo vệ và duy trì trong môi trường bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá Quản lý tài nguyên nước mặt trong hệ thống quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w