CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG CẦU
3.2.1 Nhóm giải pháp kỹ thuật
• Xử lý ngay các nguồn gây ô nhiễm nước lưu vực sông: tập trung thực hiện ngay xử lý nước thải công nghiệp, làng nghề, sinh hoạt.
• Đẩy mạnh hoạt động, nghiên cứu, quan trắc và công tác ĐTM:
- Thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng nước hệ thống lưu vực sông Cầu để cập nhật thường xuyên và có hệ thống diễn biến chất lượng môi trường nước, kịp thời phát hiện các chiều hướng diễn biến xấu, xác định nguyên nhân, đề xuất các biện pháp ngăn chặn và khắc phục kịp thời.
- Thực hiện công tác ĐTM định kỳ, thường xuyên để theo dõi chất lượng nước cũng như mức độ tác động của các chất ô nhiễm tới môi trường, từ đó có những biện pháp khắc phục và cải thiện.
- Lập đề án xây dựng các trạm quan trắc tự động chất lượng nước: 3 trạm trên lưu vực sông Cầu.(tương ứng với thượng lưu, trung lưu và hạ lưu của lưu vực sông).
- Thường xuyên thông báo cho cộng đồng về tình trạng ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực.
- Thực hiện công khai hóa các thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, tạo áp lực xã hội mạnh mẽ đối với các cơ sở này.
• Tiến hành nghiên cứu các phương án bổ xung nguồn nước cho lưu vực sông Cầu. Nghiên cứu xây dựng các hồ chứa nước vừa và nhỏ ở thượng lưu để bổ xung nước cho hạ lưu và mùa khô.
• Xem xét lại quy định vận hành các hồ, cống, trạm bơm để tăng tối đa nguồn nước trong mùa khô nhằm pha loãng nồng độ các chất ô nhiễm.
• Tiến hành các dự án quy hoạch lưu vực sông một cách hệ thống cụ thể, chi tiết sao cho hài hòa và phù hợp với đặc thù tự nhiên và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh tế của từng lưu vực (thượng lưu, trung lưu, hạ lưu) và từng tỉnh trong lưu vực sông. Để từu đó tạo được hiệu quả sử dụng cũng như có thể dễ dàng cải thiện chất lượng môi trường nước trong lưu vực sông trong mối quan hệ tổng hòa với các tài nguyên khác.