CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG CẦU
3.2.4 Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi ngườ
Quản lý tổng hợp tài nguyên nứơc chỉ có thể thành công nếu tất cả các bên có liên quan cùng nhau tham gia mặc dù họ có thể có những quyền lợi mâu thuẫn nhau. Đây là một thách thức vì những đối tượng nghèo và yếu thế thường không nhận thức được quyền lợi của mình cũng như khả năng họ có thể hành động, và có ít quyền lực kinh tế cũng như không tiếp cận với quá trình ra các quyết định thông qua các kênh dân chủ.
Nâng cao nhận thức không chỉ riêng kiến thức về nguồn tài nguyên nước mà gồm cả kiến thức về tài nguyên đất, không khí,… Nhận thức được nâng cao sẽ là một trong những phương tiện quan trọng nhất để khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia của các bên liêm quan trong khi khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.
• Đối với người dân cần tăng cường tuyên truyền thông qua các kênh thông tin như truyền hình, rađio, báo chí. Đưa giáo dục về nhận thức với môi trường vào nhà trường từ ngay những cấp học nhỏ.
• Tổ chức gặp gỡ và trao đổi trực tiếp giữa lãnh đạo ngành môi trường từng khu vực đối với lãnh đạo các sở, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và người dân bản địa để tuyên truyền và cũng là cơ hội để tìm ra tiếng nói chung, giải quyết các khúc mắc của người dân.
• Đối với nhân dân vùng sâu, vùng xa cần tổ chức đội ngũ tuyên truyền viên tới từng nhà từng xã để tuyên truyền.
• Ngay cả đối với những người trong ngành môi trường cũng cần phải quán triệt tư tưởng, nhận thức về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng thông qua các hội nghị, hội thảo trong ngành.
• Đưa cán bộ trong ngành đi học tập tại các tỉnh thành khác hoặc ra nước ngoài để trao đổi, giao lưu và học hỏi nhằm nâng cao năng lực
cũng như nhận thức về vấn đề môi trường (trong đó có môi trường nước). KẾT LUẬN
LVS đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đơn vị địa lý, kinh tế mà nó đi qua. Nó là nến tảng cho sự phát triển bền vững của những vùng mà nó đi qua, cũng như sự phát triển của cả quốc gia. Muốn có một nền tảng bền vững cho sự phát triển đó, LVS cần được quản lý bằng phương pháp quản lý tổng hợp. Tổng hợp giữa tài nguyên nước và tài nguyên đất, giữa nước và không khí, giữa nước và rừng,…Tạo nên sự bền vững trong quá trình phát triển của môi trường – một mắt xích không thể thiếu trong sự phát triển bền vững tổng thể(kinh tế - xã hội – môi trường).
LVS Cầu là một LVS lớn của khu vực Bắc Bộ. Tài nguyên nước tại LVS Cầu là một thành phần của môi trường LVS Cầu. Quản lý nguồn nước mặt tại LVS là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý cả hệ thống LVS. Quản lý tổng hợp nước mặt tại LVS Cầu một cách hiệu quả sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội của 6 tỉnh và thành phố nằm dọc theo LVS. Tuy nhiên thực trạng quản lý tài nguyên nước mặt tại LVS Cầu lại chưa thực sự hiệu quả. Cơ chế, chính sách quản lý cũng như các công cụ kinh tế, kỹ
thuật và đặc biệt là nhận thức của người dân trong LVS chưa thực sự đầy đủ và phù hợp. Từ hiện trạng đó dẫn tới công tác quản lý tài nguyên nước mặt chưa đạt được như những mục tiêu được đặt ra.
Để có thể khắc phục, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường LVS nói chung và môi trường nước LVS nói riêng, cần phải thực hiện công tác quản lý nguồn nước mặt một cách tổng hợp. Quản lý tổng hợp giữa các dạng tài nguyên, tổng hợp giữa các biện pháp, công cụ quản lý.