Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu giày dép sang thị trường EU

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường eu (Trang 51)

2009

2.3.Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu giày dép sang thị trường EU

2.3.1. Những kết quả đạt được

Xuất khẩu giày dép sang EU mỗi năm đều có sự biến động nhất định tuy nhiên thì có thể thấy được xu hướng chung đó là cả về giá trị và sản lượng xuất khẩu đều có chiều hướng tăng lên. Đây có thể coi là một dấu hiệu tốt khi sự cạnh tranh trong ngành sản xuất và xuất khẩu giầy dép trên thế giới ngày càng gia tăng.

Chất lượng giầy dép của Việt Nam dần đã được nâng lên. Ngày càng nhiều các hãng giầy nổi tiếng như Nike, Reebok, Adidas, Bata, Fila…hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để liên doanh sản xuất hay để gia công. Điều này chứng tỏ chất lượng giày dép sản xuất tại Việt Nam tương đối tốt, các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất và cung cấp cho thị trường thế giới những sản phẩm có chất lượng.

Tuy hiện nay nước ta chưa thể tự đảm bảo nguồn nguyên liệu để sản xuất giày dép song lại có ưu thế về lượng nhân công dồi dào, với giá rẻ, kỹ năng làm giầy khá, được đánh giá là có khả năng làm các loại giầy cao cấp đòi hỏi người lao động có kỹ năng nên Việt Nam có khả năng trong việc sản xuất các loại giày dép trung và cao cấp đòi hỏi sự tỷ mỉ, cầu kỳ khéo léo của người thợ. Chính điều này đã tạo nên lợi thế rất lớn cho Việt Nam khi nhận các đơn đặt hàng gia công giày dép loại trung và cao cấp với nguồn nguyên liệu hoàn toàn do phía đối tác cung cấp so với các nước trong khu vực như Trung Quốc hay Indonexia…

2.3.2. Những tồn tại hạn chế.

Bên cạnh những thành quả đat được trong thời gian qua thì hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Giày dép xuất khẩu của ta còn ngèo nan về chủng loại và chất lượng thì chưa đạt độ đồng đều: Tại hội chợ Duseldorf 2007 tại Đức, Việt Nam chỉ có 11 gian hàng giầy tham gia đã phải lép vế trước trên 200 gian hàng của Trung Quốc. Hơn thế thì các kiểu dáng đều na ná nhau, giá lại cao hơn của Trung Quốc từ 20-30%. Các mặt hàng giày dép của Việt Nam thường không phong phú về màu sắc và kiểu dáng, chỉ có 3 màu chủ đạo là đen, nâu, nửa nâu, một mẫu giầy thường chỉ có từ 3-4 mầu, kiểu

dáng thường chỉ có 5 kiểu trong khi đó giày dép của Trung Quốc lại vô cùng phong phú về mầu sắc, một mẫu giầy thường ít phải có 10 mầu. Điều này đã làm cho hàng của Việt Nam kho gây được sự thu hút của khách hang tham quan mua hàng.

Các doanh nghiệp Việt Nam thường tập trung cao độ vào một số ít mặt hàng. Sự tập trung này dễ gây ra hai quy cơ tiềm tàng cho xuất khẩu giày dép của ta. Thứ nhất là khả năng dễ bị tổn thương đáng kể do những thay đổi không dự tính được trong điều kiện cung cấp cho khách hàng EU như việc chính sách thương mại của EU đột ngột thay đổi như việc EU ra quyết định áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng giầy mũ da trong 2 năm, nhưng sau đó khi đến gần hết thời hạn thì lại thay đôi tăng lên thêm 15 tháng nữa; Thứ hai là dễ vấp phải lời kháng nghị từ phía người tiêu dùng EU tăng lên và những áp lực “ổn định hóa” trong việc thâm nhập thị trường này do công nghệ chế biến lạc hậu, nguồn nguyên liệu không đảm bảo và các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong điều kiện thiếu thông tin thị trường và giá cả, cũng như thông tin về thị hiếu và mặt hàng được ưa chuộng tại các thời điểm trong năm.

Thương hiệu và uy tín sản phẩm còn yếu kém: giày dép của Việt Nam không được đánh giá cao, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu trực tiếp sang đó thì chỉ thuộc loại hàng cấp thấp, chỉ có một số ít thuộc loại trung bình. Khâu marketing, quản bá sản phảm còn rất yêu. Năm 2007 tại hội Chợ Fashion First-một trong hội chơ lớn và quan trọng nhất đối với ngành giây - có 50 nước tham dự nhưng không có Việt Nam.

Việt Nam dù được đánh giá là một trong 5 nhà sản xuất giày dép lớn nhất thế giới với công suất 715 triệu đôi/năm, nhưng liên kết thượng nguồn trong ngành liên quan đến cung ứng nguyên liệu thô như da, chất dẻo và cao su, nguyên liệu chế biến, đặc biệt là thuộc da và cao su lưu hoá còn rất yếu, các doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các form mẫu nhập khẩu, chỉ có một vài nhà cung ứng form giày trong nước, Các nhà sản xuất Việt Nam thường làm gia công cho các hãng lớn trên thế giới, vì vậy các sản phẩm thường có giá trị thấp và lợi nhuận không cao.

Ngoài ra, ngành sản xuất giầy dép tại Việt Nam với hơn 500 doanh nghiệp (gồm 235 doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước), thì chỉ có doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài là có trình độ công nghệ ở mức trung bình cao, có khả năng thực hiện tất cả các công đoạn sản xuất, số doanh nghiệp còn lại gia công hàng cho đối tác nước ngoài mới chỉ trang bị hệ thống công nghệ, thiết bị ở mức bán tự động và cơ

khí, mức độ sử dụng lao động phổ thông còn cao, do đó năng suất lao động chưa được cải thiện.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Về phương thức sản xuất: Đặc điểm nổi bật của ngành công nghệp giày dép Việt Nam là phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là gia công cho đối tác nước ngoài, sản xuất phục vụ xuất khẩu trực tiếp còn tương đối hạn chế. Theo thống kê của hiệp hội da giầy Việt Nam thì có khoảng 80% các doanh nghiệp Việt Nam là gia công, nhà thầu phụ cho các hãng lớn. Do đó nên tuy kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU lớn song hiệu quả kinh tế thu về thì rất thấp (gia công chỉ chiếm khoảng 25-30% tổng doanh thu xuất khẩu). Từ mẫu mã cho đến giá bán hoàn toàn do phía đối tác quyết định do vậy doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không có khả năng quyết định giá bán trên thị trường, không tham gia vào quá trình thương mại, không quyết định đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Đây chính là điểm rất yếu của ngành giầy dép Việt Nam vì đa phần phụ thuộc vào hệ thống phần phối nước ngoài, điều đó đồng nghĩa với việc bị chi phối về sản xuất.

Hình thức xuất khẩu đơn giản: chủ yếu là dưới hình thức xuất khẩu qua trung gian. Giày dép của Việt Nam vẫn chưa tạo được thương hiệu cũng như uy tín có thể cung cấp những đơn đặt hàng lớn và ổn định nên khó có thể dành được nhiều đơn đặt hàng dẫn đến việc các doanh nghiệp phải chuyển hướng xuất khẩu qua một nước thứ ba đã có uy tín trên thị trường như Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông. Phương thức này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như khi các đối tác trung gian này gặp khó khăn thì sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Nguồn nguyên liệu và máy móc: Hiện nay chúng ta vẫn không thể tự chủ được nguồn nguyên liệu trong nước, chủ yếu phải nhập khẩu từ các nước khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…Đối với nguyên liệu để sản xuất giầy như chất liệu da, dả da và các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khẩu, nút nhãn hiệu... thì đến 70-80% phải nhập khẩu. Theo thống kê của Bộ Công Thương, mỗi năm nước ta vẫn phải nhập khẩu khoảng 6 triệu feet vuông da thuộc. Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được 10% nhu cầu và hiện tại chỉ hoạt động 25% công suất do thiếu nguyên liệu. Hàng năm, Việt Nam mới có thể cung cấp 5000 tấn da bò và 100 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và giá trị xuất khẩu thấp. Mỗi năm

Việt Nam phải chi từ 170- 230 triệu USD để nhập da giả và từ 80-100 triệu USD để nhập da từ Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc.

Đội ngũ nhà thiết kế: theo nhận xét của hiệp hội da giầy Việt Nam, đội ngũ thiết kế tạo mẫu giầy hiện nay ở ta còn rất thiếu và yếu. Phần lớn đội ngũ thiết kế trong các công ty là từ công nhân, sau thời gian làm tại các dây chuyền sản xuất, được lựa chọn bồi dưỡng tại chỗ để làm ở bộ phận thiết kế và phát triển sản phẩm. Những nhân viên này không được đào tạo bài bản, một số chỉ được tiếp thu trực tiếp từ các chuyên gia, hay được đi học những khóa ngắn hạn. Nên hiện nay ngành giầy thiếu vắng hẳn một lực lượng là kỹ sư phác họa, mỹ thuật công nghiệp.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIẦY DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

3.1. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU sang EU

3.1.1. Cơ hội

Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy các cơ hội phát triển ngành da giày, việc chuyển giao công nghệ theo chu kỳ nhanh hơn phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường. Việc gia nhập tổ chức mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) tạo điều kiện việc giao lưu hàng hoá thông suốt, ít cản trở, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện cho ngành hàng da giày thâm nhập vào thị trường khu vực.

Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội. Tính đến hết năm 2009, toàn ngành đã thu hút 610.000 lao động (chưa kể số lao động sản xuất trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và các làng nghề có thể lên tới hơn 1 triệu lao động) chiếm 9% lực lượng lao động công nghiệp. Đây có thể được coi là lợi thế so sánh với mức chi phí nhân công thấp.

Trong những năm gần đây công tác xúc tiến thương mại đã bắt đầu được chú trọng. Toàn ngành đã có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của ngành da giày Việt Nam như một quốc gia sản xuất và xuất khẩu da giày tiềm năng, nâng cao năng lực hiểu biết về kiến thức pháp luật, thị trường, phòng ngừa các vụ kiện bán phá giá và vận dụng luật để đấu tranh trong các vụ tranh chấp thương mại. Phương thức bán hàng tại các doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới, hình thành nhiều mạng lưới bán buôn, bán lẻ, tham gia vào các kênh phân phối của các tập đoàn xuyên quốc gia, phát triển hình thức thương mại điện tử.

Chế độ chính trị xã hội ổn định đã và đang tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển thông qua cơ chế chính sách phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư phát triển sản xuất giày dép tại nước ta. Không những thế còn rất phù hợp với xu hướng chuyển dịch hoạt động sản xuất giày dép của EU - các doanh nghiệp sản xuất của EU đang có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các thị trường ngoài khối, nơi có chi phí sản xuất thấp, tình hình xã hội ổn định. Đây sẽ là một cơ hội tốt cho ngành giày dép Việt Nam nếu như tận dụng được

cơ hội thu hút được các doanh nghiệp này thì sẽ góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi công nghệ sản xuất, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất và quản lý, dần nâng cao được chất lượng và uy tín trên thị trường thế giới về hàng giày dép của nước ta.

Về năng lực sản xuất. Đến hết năm 2009, năng lực sản xuất của toàn ngành đạt:

1. Kim ngạch xuất khẩu: 4.066,8 tỷ USD

2. Năng lực sản xuất:

2 Giầy dép các loại: 750,00 triệu đôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

t Da thành phẩm: 130,00 triệu sqft

3. Lực lượng lao động: 610.000 người

4. Dự kiến Kim ngạch xuất khẩu năm 6,200 tỷ USD

Nguồn: Hiệp hội da giầy Việt Nam.

Năng lực sản xuất của ngành đã đạt trên 90% mức năng lực được đầu tư, có mức tăng trưởng mạnh trong 7 năm liên tiếp với mức tăng trung bình đạt 10%/năm trên loại sản phẩm chính là giày dép các loại. Riêng sản phẩm da thuộc đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm. Mặt hàng chủ lực của ngành vẫn tập trung chủ yếu vào giày thể thao, chiếm khoảng 51% năng lực sản xuất các sản phẩm giày dép của ngành, phù hợp với xu thế tiêu dùng của thị trường xuất khẩu.

Về thị trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu da giày Việt Nam ngày càng được mở rộng và ổn định, nhất là sau sự kiện mở rộng của thị trường EU từ EU 15 lên EU gồm 27 nước thành viên, tạo ra một thị trường rộng lớn với sức tiêu thụ cao và ngày càng có xu hướng chi tiêu cho việc mua sắm giày dép tăng lên. Ngoài ra thì theo dự báo về tình hình nhập khẩu trong các năm tới của hiệp hội da giày thì các nước nhập khẩu giầy dép lớn tại EU như Anh, Đức, Hà Lan, Bỉ… sẽ đều có kim ngạch nhập khẩu giầy dép từ Việt Nam tăng với tốc độ khá cao. Trong năm 2010 với phương án thấp thì nhu cầu nhập khẩu từ các nước này cũng tăng từ 5-12,22%, còn với phương án cao thì tốc độ tăng trung bình là từ 22-32,55%. Dù là có thể đạt kết quả với phương án thấp hay cao thì có thể thấy năm 2010 sẽ là một năm Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu giầy dép vào EU. Giai đoạn từ năm 2010-2015, sẽ là giai đoạn ngành giầy dép Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu giầy dép sang thị

trường EU, tốc độ nhập khẩu giầy dép của thị trường này và đặc biệt là các nước có mức tiêu thụ giầy dép lớn nhất tại đây sẽ đều có nhu cầu nhập khẩu giầy dép từ Việt Nam gia tăng, mức tăng trưởng trung bình đạt khoảng 10%.

Bảng 6: Dự báo triển vọng xuất khẩu giày dép của Việt Nam đến 2015

Đơn vị: Triệu USD/ %

2010 Tăng bq năm (%) 2015 Tăng bq năm (%)

Phương án thấp Phương án cao Phương án thấp Phương án cao Phương án thấp Phương án cao Phương án thấp Phương án cao 1. Anh 653,68 946,2 8,04 26,56 986,4 1.414,4 10,18 9,90 2. Đức 433,26 695,7 7,01 31,44 713,0 1.150,0 12,92 13,06 3. Hà Lan 350,30 506,5 8,49 27,15 551,6 790,5 11,50 11,21 4. Bỉ 320,91 464,0 5,02 22,13 500,9 715,4 11,22 10,83 5. Italia 273,04 394,9 8,63 27,36 412,8 589,7 10,24 9,87 6. Pháp 236,06 341,3 5,83 23,30 359,3 524,1 10,44 10,71 7. TBN 174,91 252,9 12,22 32,55 298,0 465,3 14,08 16,79

Nguồn: Hiệp hội da giầy Việt Nam

3.1.2. Thách thức

Bên cạnh những thuận lợi có được thì ngành sản xuất, xuất khẩu giầy dép của Việt Nam hiện vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.

Thách thức trước hết phải kể đến là sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc – nước có kim ngạch xuất khẩu giầy dép lớn nhất thế giới. Gần đây Trung Quốc là có thêm lợi thế với việc gia WTO. Mặt hàng giày dép xuất khẩu của Trung Quốc có ưu thế hơn giày dép xuất khẩu của Việt Nam do trình độ công nghệ của Trung Quốc tiên tiến hơn, mẫu mã đẹp và đa dạng hơn, trong khi đó thì thường giá giầy dép của Trung Quốc thường lại thấp hơn của Việt Nam.

Tuy sức mua của thị trường truyền thống (EU) vẫn giữ ở mức ổn định nhưng Việt Nam bị chịu nhiều sức ép hơn về thuế và các rào cản so với một số nước như Brazil, Indonesia... Từ ngày 6 tháng 10 năm 2006 cho đến nay, EU vẫn áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU là 10% và từ ngày 1/1/2009 giầy dép Việt Nam không còn được hưởng GSP.

Nguyên vật liệu sản xuất của ngành da giày chiếm đến 80% giá trị của sản

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường eu (Trang 51)