2009
3.2.2.3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại
Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của giày dép Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu của ta phải nâng cao năng lực tiếp thị, tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trưởng EU:
- Chủ động tìm kiếm đối tác, chào hàng thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề được tổ chức tại Việt Nam hoặc EU, qua tham tán thương mại tại các nước thành viên EU và qua văn phòng EU tại Việt Nam.
- Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU trực tiếp hoặc thông qua phòng thương mại EU tại Việt Nam, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cục xúc tiến Thương mại-Bộ Thương mại, tham tán thương mại các nước thành viên EU, tham tán thương mại Việt Nam tại các nước EU, trung tâm thông tin thương mại – Bộ Thương mại và qua tài liệu để biết được chính sách kinh tế và thương mại của EU, quy chế nhập khẩu của EU, nhu cầu thị hiếu về hàng hóa và những mặt hang giày dép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.
Các doanh nghiệp cần có một địa điểm tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Việt Nam tại EU để làm nơi giao dịch tìm kiếm bạn hàng, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU. Việc đầu tư này rất cần thiết để giúp cho các doanh nghiệp có được thông tin chính xác về thị trường và bạn hàng. Do đó có thể sản xuất và xuất khẩu sang EU những mặt hàng giày dép đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị hiếu của thị trường EU tại các thời điểm trong năm.
Ngoài ra thì việc tham gia hội trợ triểm lãm chuyên ngành là một trong những hoạt động xúc tiến xuất khẩu phổ biến và rất hiệu quả. Các doanh nghiệp phải lựa chọn hội trợ triển lãm thích hợp để tham gia. Một trong những triển lãm quan trọng nhất trong nghành giầy dép hiện nay là hội trợ giầy GDS vào tháng 3 và tháng 9 tổ chức hàng năm tại Dusseldorf, CHLB Đức. Khi doanh nghiệp đã sãn sàng tham gia xuất khẩu trực tiếp thì nên tham gia hội trợ này. Ngoài ra để tìm nguồn nguyên liệu thì nên tham gia các hội trợ triển lãm ở các nước trong vùng như: Quảng Châu-Trung Quốc, APLF-Hồng Kông. Còn nếu muốn tìm nguồn cung cấp máy móc thiết bị ngành giầy thì nên tham gia hội trợ triển lãm Simac-Italia hoặc Taipei-Đài Loan.
Ngoài việc tích cực tham gia các hội trợ triển lãm nước ngoài, còn cần tiếp tục duy trì và phát triển tổ chức hội trợ triển lãm quốc tế tại Việt Nam để thu hút khách hàng nước ngoài tham gia. Và trước khi tham gia hội trợ các doanh nghiệp cần lựa chọn đúng sản phẩm, chất lượng tốt, mẫu mã phong phú, catalogue giới thiệu, danh thiếp và điều quan trọng là cử đúng cán bộ marketing tham gia. Trong khi triển lãm nên tận dụng khai thác triệt để các mối quan hệ để nắm bắt thông tin về sản phẩm, thị trường, giá cả và xu hướng mẫu mốt trong năm. Sau khi triển lãm cần tiếp tục cùng cố các mối quan hệ đã được thiết lập trong hội trợ.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu ứng dụng các nghiệm vụ marketing để phát hiện những mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ ở thị trường EU. Tăng cường đầu tư vốn và công nghệ hiện đại vào những hoạt động khuếch trương cần thiết như có chiến lược quảng cáo, marketing thích hợp để nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp tại EU. Tổ chức tốt các hoạt động trước và sau khi bán hàng (cung cấp dịch vụ sau bán hàng để duy trì, củng cố uy tín của giày dép Việt Nam đối với người tiêu dùng EU).