Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường eu (Trang 60 - 61)

2009

3.2.1.2.Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép

Đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giày dép của Việt Nam sang EU đều có quy mô vừa và nhỏ, nên khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu không cao, vì thế để đẩy mạnh, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trường này, Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn thông qua hệ thống ngân hàng. Để triển khai hoạt động hỗ trợ này, Nhà nước nên thực hiện các biện pháp sau:

- Sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp, giải quyết được khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thâm nhập được thị trường EU.

- Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cũng như các quy định chế tài chính. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

- Xúc tiến thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp lớn với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế.

- Mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà nước cần thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ này thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp có khả năng pháp triển nhưng không có đủ tài sản để thế chấp vay vốn. Quỹ này được thành lập dưới hình thức là một tổ chức tài chính của Nhà nươc, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả được vay vốn theo phương thức tự vay, tự trả.

- Thông qua ngân hàng linh hoạt hạ mức lãi suất chiết khấu để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU. Ngân hàng thực hiện chiết khấu các kỳ phiếu và hối phiếu chưa đến hạn thanh toán trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mà bị thiếu vốn. Nếu lãi suất chiết khấu hạ thì giá hàng hóa xuất khẩu cũng hạ, do đó khả năng cạnh tranh của giày dép xuất khẩu của Việt Nam tăng lên và chúng ta có thể mở rộng được xuất khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU tăng nhanh qua các năm, nhưng trị giá xuất khẩu theo con đường trực tiếp còn rất thấp. Ngoài nguyên nhân là do các doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường và kênh phân phối quá phức tạp, thì còn do các doanh nghiệp thiếu vốn để đầu tư, cải tiến và mở rộng sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra nguồn hàng có khối lượng lớn, ổn định thỏa mãn nhu cầu của thị trường nay. Do vậy, thực hiện tốt “chính sách tín dụng” sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư cho sản xuất để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm và cải tiến mẫu mã.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường eu (Trang 60 - 61)