Nguyên nhân dẫn đến hạn chế:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNN&V tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần quân đội (Trang 54 - 58)

Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

•Chính sách tín dụng chưa linh hoạt:

NHTMCPQĐ cũng giống như các ngân hàng thương mại nói chung, trước đây thường tập trung vào các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp Nhà nước có quan hệ tín dụng lâu dài, vì vậy khi chuyển sang các DNN&V có những chính sách tín dụng chưa hợp lý. Mặc dù hiện nay đã có những thay đổi trong cách nhìn nhận về DNN&V nhưng Ngân hàng vẫn có tâm lý thận trọng trong vấn đề cho vay đối với các doanh nghiệp này. Quan điểm tín dụng của Ngân hàng là mở rộng tín dụng trên cơ sở chất lượng tín dụng được đảm bảo.

Tài sản đảm bảo là vấn đề được NHTMCPQĐ đặc biệt quan tâm trong quá trình xét duyệt cho vay. Các quy định về tài sản đảm bảo là những trở ngại lớn nhất mà các DNN&V khó vượt qua được. Đối với DNN&V phần lớn phải có tài sản thế chấp, hoặc cầm cố tương đối an toàn, có giá trị, có tính thị trường thuộc sở hữu của doanh nghiệp hay ban lãnh đạo doanh nghiệp. Có những DNN&V có khả năng thế chấp tài sản nhưng cũng không được vay vốn ngân hàng vì giá trị khoản vay tính trên giá trị tài sản đảm bảo tuỳ thuộc vào loại tài sản đảm bảo khoảng 60% đến 80%. Đây là quy định gây khó khăn cho các DNN&V khi có nhu cầu về vốn lớn hơn giá trị tài sản thế chấp.

Trong quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như phương án, dự án đầu tư, Ngân hàng mới chỉ tiến hành đơn giản sử dụng biện pháp so sánh, phân tích các chỉ số đơn giản. Ngoài ra Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong quá

trình làm hợp đồng cầm cố, thế chấp với khách hàng, nhất là vấn đề liên quan đến định giá tài sản đảm bảo đặc biệt là những tài sản là bất động sản.

•Chất lượng cán bộ tín dụng chưa cao:

Cán bộ tín dụng chính là người chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định có cho vay hay không, do đó chất lượng cán bộ tín dụng ảnh hưởng lớn đến chất lượng của khoản vay. Số lượng cán bộ tín dụng của Ngân hàng còn ít, chưa đáp ứng kịp với quá trình phát triển. Công tác thẩm định khách hàng còn gặp nhiều khó khăn, sự phân tách chức năng bộ phận trong mô hình tín dụng chưa rõ ràng. Khối lượng công việc đối với một cán bộ tín dụng quá nhiều, trong khi yêu cầu thời gian giải quyết hồ sơ nhanh, dẫn đến chất lượng làm việc không đảm bảo.

Đối với lĩnh vực hoạt động DN, đôi khi cán bộ tín dụng không hiểu biết cặn kẽ về cách thức hoạt động, hệ thống thiết bị cần thiết nhất là những DN sản xuất kinh doanh những mặt hàng đặc thù của ngành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kiểm tra, kiểm soát trong quá trình vay vốn cũng như chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

NHTMCPQĐ chưa xây dựng được chiến lược marketing rõ ràng để tiếp thị, thu hút khách hàng. Hình thức tiếp thị khách hàng chủ yếu là tìm đến các DN trực tiếp để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình do đó tốn nhiều thời gian và chi phí. Còn các DNN&V chưa tìm thấy được lợi ích gia tăng khi đến với dịch vụ của ngân hàng ngoài thái độ phục vụ nhiệt tình của cán bộ. Sản phẩm dịch vụ chưa có sự khác biệt so với các ngân hàng khác, lãi suất chưa hấp dẫn. Hệ thống công nghệ thông tin và mạng lưới chi nhánh chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Vấn đề công nghệ cũng bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là nguồn vốn tự có của ngân hàng còn thấp, chưa đáp ứng được nguồn vốn cần thiếp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại hoá của ngân hàng.

Nguyên nhân từ phía Nhà nước:

Hiện nay nhà nước đang có chủ trương khuyến khích các DNN&V phát triển, nhưng công tác quản lý đối với loại hình DN này còn nhiều hạn chế. Tình trạng DNN&V phát triển tràn lan với số lượng ngày càng nhiều nhưng không hiệu quả. Hệ thống DN chưa cung cấp được thông tin đầy đủ, các thông tin chỉ mang tính chất chung

chung, không cụ thể và không được cập nhật thường xuyên do đó cơ quan quản lý không nắm được số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và lý do ngừng hoạt động. Chính sự phát triển nhanh quá về số lượng trong khi bộ máy quản lý không kiểm soát được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, dẫn đến nhiều DNN&V làm vỏ bọc cho các hoạt động phi pháp, lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng…

Quỹ bảo lãnh tín dụng đã có quyết định thành lập từ năm 2001 và sửa đổi bổ sung năm 2004 nhưng quá trình triển khai còn chậm có nhiều vướng mắc trong việc góp vốn. Nguồn vốn góp tối thiểu của Quỹ là 30 triệu đồng, nhưng hiệp hội các DNN&V có năng lực nguồn vốn hạn chế, nguồn ngân sách địa phương eo hẹp. Các ngân hàng thương mại cũng dè dặt trong việc góp vốn vì cho rằng việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng trong thực tế và lo ngại tính bền vững của Quỹ.

Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng như hoạt động của các DNN&V chưa đồng bộ, thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể. Các văn bản liên quan đến hoạt tín dụng ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Theo quy định hiện hành thì khi các DN sử dụng các tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh rất khó khăn trong việc xử lý các thủ tục như: đăng ký quyền sở hữu quyền tài sản, đăng ký giao dịch đảm bảo, xác định giá trị tài sản thế chấp nhất là bất động sản… Vấn đề trích lập và phân loại rủi ro chưa đảm bảo được tính an toàn cho ngân hàng, trích lập dự phòng mới chỉ dựa vào thời hạn tín dụng.

Nguyên nhân từ phía DNN&V :

•Vốn chủ sở hữu của DNN&V nhỏ, năng lực quản lý còn hạn chế

Quy mô hoạt động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNN&V chưa có tín nhiệm với ngân hàng trong việc sử dụng vốn và trả nợ đầy đủ. DNN&V thường hoạt động với quy mô nhỏ và bé nguồn vốn tự có không cao, hạn chế đến khả năng tài chính trả nợ cho ngân hàng. Các DNN&V bị hạn chế rất lớn khi vay vốn ngân hàng bởi vì theo Nghị quyết số 11/2000/NQ-CP thì tối thiểu vốn tự có và giá trị tài sản đảm bảo tiền vay bằng cầm cố, thế chấp so với vốn đầu tư của dự án khi áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là 30%, với quy định này nhiều DN không đáp ứng được điều kiện. DNN&V có những hiểu biết về cơ chế tín dụng của ngân hàng thương mại rất hạn chế, họ không hiểu rõ những tính năng, tiện ích của sản phẩm dịch vụ cũng như cách thức tiếp cận cũng như cách sử dụng các dịch vụ mà ngân hàng cung

ứng. Tâm lý chung của các DNN&V là sợ những thủ tục vay vốn rườm rà phức tạp trong quy trình tín dụng của ngân hàng.

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, DN nào nắm bắt được xu hướng phát triển thì doanh nghiệp ấy mới tồn tại được. Tuy nhiên sự nhạy bén và khả năng nắm bắt, phân tích thông tin của DNN&V còn yếu kém nên việc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ dẫn đến thua lỗ khi môi trường có nhiều biến động mà DN không dự đoán trước được.

•Uy tín của các DNN&V chưa cao:

Phần lớn các DNN&V mới thành lập, chưa tạo lập được vị thế trên thị trường chủ yếu và còn chịu nhiều ảnh hưởng của tư duy cũ, cách làm ăn nhỏ lẻ nên chưa có nhiều thông tin để xác nhận hiệu quả kinh doanh, uy tín của các DN này trên thị trường còn chưa cao nên chưa thể có sự tin tưởng của ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng nhưng không có ý chí khả năng trả nợ hoặc tìm cách vay vốn rồi tìm cách chạy trốn, đây là rủi ro đạo đức mà ngân hàng gặp phải. Bên cạnh đó đội ngũ lãnh đạo thiếu trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiêm quản lý ảnh hưởng đến khả năng điều hành sản xuất kinh doanh, khả năng ngạy bén với những biến động của thị trường. Các DNN&V ít sử dụng dịch vụ của ngân hàng, chủ yếu sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt, trao tay do đó ngân hàng khó kiểm soát được mục đích sử dụng tiền vay cũng như dòng tiền vào ra của DN.

Công tác hoạt toán kế toán, lập báo cáo tài chính của DNN&V chưa được quan tâm đúng mức, chưa tuân thủ đúng mức các chuẩn mực, chế độ kế toán. Các báo cáo tài chính được lập thiếu chính xác, không có các chứng từ để làm căn cứ xác minh, gây khó khăn cho quá trình thẩm định.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNN&V tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần quân đội (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w