Đối với chỉ số năng lực công nghệ thông tin:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ khách hàng của các NHTM Việt Nam (Minh chứng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 61 - 63)

- Đề nghị xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn cách chấm báo cáo, kế toán, tín dụng cụ thể, đặc biệt là những bút toán phát

c/ Tiếp xúc với khách hàng qua thư điện tử Thường xuyên cập nhật thư điện tử cá nhân;

2.2.2.32. Đối với chỉ số năng lực công nghệ thông tin:

So sánh chỉ số năng lực công nghệ thông tin của BIDV với ACB

Biểu 2.153. So sánh xây dựng cơ chế chính sáchnăng lực công nghệ thông tin giữa BIDV và ACB

Năng lực công nghệ

thông tin BIDV ACB

Vai trò công cụ giao tiếp điện tử và được hỗ trợ, chỉ dẫn từ xa của nhân viên ngân hàng

Chưa hoàn thiện, với khách hàng lớn đã được hỗ trợ từ xa; khách hàng cá nhân vẫn giao dịch chủ yếu tập trung tại quầy giao dịch

Cả khách hàng cá nhân và tổ chức đều được hỗ trợ bằng các công cụ giao tiếp điện tử

Trình độ quản lý khách hàng (quản lý nhân thân, quản lý các giao dịch của họ đối với ngân hàng) bằng thủ công hay tự động, quản lý thông tin tập trung hay phân tán

Dữ liệu thông tin khách hàng được quản lý tập trung, tự động tại Hội sở chính

Dữ liệu thông tin khách hàng được quản lý tập trung, tự động tại Hội sở chính

Thể hiện qua việc hỗ trợ, phân tích đưa ra quyết sách đối với khách hàng, thị trường của từng cấp

Đã hỗ trợ đắc lực cho các cấp quản lý trong việc đưa ra các quyết định qua các báo cáo, phân tích tự động

Đã hỗ trợ đắc lực cho các cấp quản lý trong việc đưa ra các quyết định qua các báo cáo, phân tích tự động

Về chỉ số năng lực công nghệ thông tin, nhìn chung BIDV cũng đã đáp ứng cơ bản trong công tác dịch vụ khách hàng. So với ACB, BIDV chỉ thua kém ở giao tiếp điện tử đối với khách hàng cá nhân.

Từ năm 1996, dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và hệ thống thanh toán do WB tài trợ, trong đó BIDV dã tiếp nhận triển khai Tiểu dự án (Dự án Hiện đại hoá) với giá trị 7,8 triệu USD trong đó phần vay của WB là 7,5 triệu USD với sự tư vấn hỗ trợ của Công ty tư vấn IBTCI Mỹ và đơn vị thực hiện là công ty Silverlake SDn Sbd của Malaysia.

khai tại Trung tâm xử lý và 7 chi nhánh vào tháng 12/2003 và tiếp tục triển khai mở rộng hệ thống đến toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống vào tháng 10/2005. BIDV đã trở thành Ngân hàng đầu tiên triển khai thành ccooông hệ thống mới trên toàn bộ mạng lưới tại hơn 140 chi nhánh.

Thực chất Hiện đại hoá ngân hàng là xây dựng hệ thống công nghệ ngân hàng cốt lõi (Core Banking) với 3 đặc điểm:

- Tập trung tài khoản kế toán khách hàng từ đó hạch toán tức thời tại Hội sở chính.

- Quản lý (thu thập, xử lý, khai thác) tập trung kho dữ liệu thông tin khách hàng tại trung tâmHội sở chính.

- Thông tin trực tuyến 2 cấp, từ bất kỳ một điểm giao dịch nào cũng có thể về thẳng trung tâm.

Đây là một cuộc cách mạng vì áp dụng hệ thống Hiện đại hoá sẽ:

- Đòi hỏi thay đổi quy trình nghiệp vụ tuyến tính (khởi tạo - kiểm soát - duyệt lệnh), rõ trách nhiệm từng khâu (đề xuất - quyết định) và quản lý (giao dịch - hậu kiểm), đúng thẩm quyền (uỷ quyền).

- Đòi hỏi thay đổi về tổ chức. Theo đó BIDV đã cơ cấu lại mô hình tổ chức theo TA1 phù hợp với quy trình giao dịch và quá trình quản lý rui ro

- Đòi hỏi thay đổi về nhận thức, ý thức và tính tuân thủ của mọi người tham gia trong hoạt động ngân hàng theo đúng thẩm quyền (tác nghiệp – truy cập - quyết định)

- Do tính chất xử lý tập trung Online toàn BIDV nên hệ thống cho phép phát triển các sản phẩm với tiện ích cao hơn. Khách hàng mở tài khoản ở một chi nhánh BIDV cũng được phục vụ chu đáo ở tất cả các điểm giao dịch của BIDV trên cả nước.

- Đồng thời hệ thống đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm soát tập trung cao độ ở Hội sở chính (thẩm quyền - hạn mức – các giao dịch đáng ngờ)

- Đây là hệ thống mở, cho phép phát triển các phân hệ, sản phẩm. Bắt đầu từ đây, ứng dụng CNTT của BIDV bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển hệ thống theo hướng đi của các ngân hàng hiện đại, đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng và ngân hàng – đây chính là hình thức chăm sóc khách hàng gián tiếp.

Hiện tại, 3 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam đã triển khai xong dự án hiện đại hóa (gồm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng

Ngoại thương Việt Nam) riêng Ngân hàng Nông nghiệp do đặc thù khách hàng nên chưa triển khai dự án hiện đại hóa này..

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ khách hàng của các NHTM Việt Nam (Minh chứng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w