Khái quát năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 73)

IV Dây chuyền sản xuất chậu Ino

1. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam

1.2 Khái quát năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam

ty TNHH SENA Việt Nam trong việc tiếp cận với các thị trường mới. Là thành viên của WTO không chỉ là việc phải mở cửa thị trường với các nước khác trên thế giới mà nó còn đồng nghĩa với việc các thành viên khác cũng phải mở cửa thị trường tương ứng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu có một chiến lược nắm bắt cơ hội hợp lý, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có khả năng tiếp cận được thị trường thế giới với nhu cầu dồi dào, quy mô lớn hơn rất nhiều so với thị trường trong nước. Tuy nhiên, các yêu cầu của một số thị trường, đặc biệt là thị trường tại các nước đang phát triển lại rất cao, cả về mẫu mã sản phẩm lẫn chất lượng sản phẩm. Không những vây, sản phẩm xuất khẩu còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khá khắt khe của nước nhập khẩu. Do vây, để xây dựng chiến lược hàng xuất khẩu cần chú trọng đầu tư vào sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường xuất khẩu, đồng thời tiến hành đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của từng thị trường khác nhau.

1.2 Khái quát năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam Nam

Việc xác định năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SENA Việt Nam và xây dựng các chiến lược đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty được thực hiện thông qua sử dụng mô hình phân tích SWOT. SWOT – viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức) là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào. SWOT

cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.

Để lập ma trận SWOT phải tiến hành các bước sau: 1- Liệt kê các điểm mạnh của Công ty.

2- Liệt kê các điểm yếu của Công ty.

3- Liệt kê các cơ hội lớn từ thị trường của Công ty. 4- Liệt kê các thách thức của Công ty.

5- Đưa ra chiến lược tận dụng các ưu thế của Công ty để tận dụng các cơ hội của thị trường (S/O).

6- Đưa ra các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của Công ty để tận dụng cơ hội thị trường (W/O).

7- Đưa ra các chiến lược dựa trên ưu thế của của Công ty để tránh các nguy cơ của thị trường (S/T).

8- Đưa ra các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường (W/T).

Lập mô hình SWOT cho Công ty TNHH SENA Việt Nam theo những bước đã phân tích như trên.

a. Những điểm mạnh

- Sản phẩm của công ty TNHH SENA Việt Nam có uy tín trên thị trường. Một số sản phẩm của Công ty đã trở thành những thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường trong nước.

- Công ty có một mạng lưới phân phối lớn, rộng khắp trên cả nước với trụ sở tại Hà Nội, 2 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cùng với hơn 300 đại lý và cửa hàng bán lẽ trên toàn quốc.

- Máy móc thiết bị và công nghệ đã và đang được ban lãnh đạo của Công ty chú trọng đầu tư. Các máy móc thiết bị chủ yếu được nhập khẩu từ các nước tiên tiến như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… với dây chuyền công nghệ hiện đại, đáp ứng được nhu cầu về chất lượng sản phẩm.

- Sản phẩm của Công ty rất đa dạng. Công ty chú trọng sản xuất và nhập khẩu rất nhiều loại mặt hàng như: máy bơm nước, thiết bị vệ sinh, thiết bị nhà bếp, máy khử mùi…

- Chất lượng các sản phẩm tương đối tốt, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường. Công ty đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000.

- Nguồn lao động của Công ty khá dồi dào được tận dụng từ nguồn lao động địa phương có giá thành rẻ.

- Trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật tương đối cao do Công ty đã chú trọng vào việc đầu tư đào tạo nguồn nhân lực và chú trọng vào khâu tuyển chọn nhân lực.

- Hoạt động Marketing, định vị thương hiệu được Công ty đầu tư khá mạnh. Công ty xác định đây là một trong những hoạt động đóng góp đáng kể vào thành công của hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chất lượng lao động thấp do nguồn lao động cho các nhà máy chủ yếu lấy từ nguồn lao động địa phương, chưa có trình độ chuyên môn trong việc vận hành các máy móc thiết bị sản xuất hiện đại. Công ty phải mất chi phí để đào tạo lại lực lượng lao động này.

- Máy móc thiết bị được nhập khẩu nhưng chưa phải là công nghệ tiên tiến nhất trên thị trường thế giới do giá cả cao và gặp những khó khăn trong việc vận hành tại thị trường Việt Nam.

- Trình độ chuyên môn của lao động không đồng đều, chưa đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất. Việc chuyển giao công nghệ đôi khi gặp khó khăn vì người lao động thích ứng chậm với các công nghệ mới.

- Cơ sở hạ tầng sản xuất có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của thị trường trong nước.

- Bộ máy quản lý thông tin hoạt động chưa có hiệu quả cao, thông tin đến ban lãnh đạo chậm, đôi khi bị nhiễu do đó ảnh hưởng tới việc ra quyết định của Công ty.

c. Những cơ hội

- Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh, thu nhập của người dân tăng cao qua các năm dẫn đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng theo.

- Môi trường chính trị ổn định. Hiện tại, chính phủ đã có những chính sách khuyến khích hoạt động đầu tư, đặc biệt là các hoạt động đầu tư phát triển để kích thích nền kinh tế.

- Việt Nam gia nhập WTO mở ra cho Công ty TNHH SENA Việt Nam cơ hội tiếp cận những thịt trường xuất khẩu tiềm năng. Đây sẽ là một trong những nguồn thu lớn của Công ty trong tương lai.

- Cơ sở hạ tầng, mạng lưới thông tin ngày càng hiện đại giúp Công ty có điều kiện đón nhận những thông tin mới cập nhập trên thị trường để nhanh chóng ra các quyết định ứng phó.

- Thị hiếu người tiêu dùng đang có sự thay đổi, từ chỗ chỉ ưa dùng các sản phẩn nhập ngoại đã chuyển sang tin tưởng chất lượng các sản phẩm sản xuất trong nước.

d. Những thách thức

- Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ canh tranh trong nước như: Công ty TNHH Bảo Long, Công ty Toàn Mỹ, Liên doanh SHINIL-TODIMAX. Không những vậy, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới còn tạo ra những đổi thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới đến từ nước ngoài cho Công ty TNHH SENA Việt Nam

- Thị trường nguyên vật liệu thời gian gần đây rất bất ổn, giá cả liên tục tăng gây khó khăn cho Công ty TNHH SENA Việt Nam trong sản xuất kinh doanh, làm giảm khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay cũng đang có những dấu hiệu bất ổn. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ lạm phát cao. Giá xăng dầu tăng cao dẫn đến chi phí vận tải cũng tăng theo, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng… làm chi phí sản xuất của công ty tăng lên, lợi nhuận giảm. Bên cạnh đó, kể từ đầu năm, vấn đề thiếu hụt tiền đồng Việt Nam đã đẩy lãi

suất ngân hàng lên mức rất cao, làm cho chi phí vay tín dụng tăng cao, gây khó khăn cho việc huy động vốn để thực hiện các dự án mới của Công ty. - Hàng lậu, sản phẩm nhái có xuất xứ từ Trung Quốc đang là vấn đề nhức

nhối đối với thị trường Việt Nam cũng như Công ty TNHH SENA Việt Nam. Sản phẩm của Trung Quốc tuy chất lượng kém nhưng có ưu thế bởi giá thành rất rẻ, phù hợp với thu nhập của nông dân và những khách hàng có thu nhập thấp khác.

- Nhu cầu của khách hàng về mẫu mã và tính năng của sản phẩm khá cao và thường xuyên thay đổi. Việc đáp ứng những thay đổi này cũng là một khó khăn đối với công ty.

Từ những phân tích điểm mạnh, điểm yếu , cơ hội, thách thức ở trên, ta có thể tiến hành xây dựng mô hình SWOT cho Công ty TNHH SENA Việt Nam.

Bảng 22: Mô hình SWOT Công ty TNHH SENA Việt Nam

Cơ hội (O)

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w