39.670 49.600 55.760 71.300 2Vốn đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 52)

IV Dây chuyền sản xuất chậu Ino

64.08439.670 49.600 55.760 71.300 2Vốn đầu tư phát triển

nguồn nhân lực

Tỷ đồng

1.800 1.600 900 1.300 1.500

3 Tốc độ tăng định gốc % -11,11 -50 -27 -16,17

4 Tốc độ tăng liên hoàn % -11,11 -43,75 44,44 15,38

5 Tỷ trọng % 2,81 4,03 1,81 2,33 2,10

(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam)

Đối với kỹ sư và cán bộ quản lý của Công ty, Giám đốc sẽ tuyển dụng trực tiếp những người được đào tạo cơ bản. Hàng năm, Công ty sẽ tiếp cận và tuyển dụng nguồn nhân lực tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng các chuyên ngành cơ khí, tự động hóa, điện, kế toán, marketing, quản lý đảm bảo đội ngũ nhân lực quản lý, kinh doanh, hành chính văn phòng chủ chốt cho Công ty cũng như cho các Nhà máy. Đồng thời, công ty cũng cử nhiều cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề đi

tham quan các nhà máy sản xuất máy bơm của Trung Quốc, Hàn Quốc học hỏi thêm kinh nghiệm và kỹ thuật của nước bạn.

Bảng 14: Cơ cấu lao động tại Công ty TNHH SENA Việt Nam

STT Chỉ tiêu Số lao động (người) Tỷ trong (%)

1 Tổng số lao động 586 100

2 Kỹ sư, cử nhân 124 21,16

3 Công nhân kỹ thuật 149 25,43

4 Lao động phổ thông 313 53,41

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty TNHH SENA Việt Nam)

Theo bảng trên, ta thấy đội ngũ kỹ sư, cử nhân và công nhân kỹ thuật chiêm tỷ lệ khá cao (gần 50%) tại Công ty TNHH SENA Việt Nam. Đây là đội ngũ lao động có chuyên môn và có tay nghề cao, đóng góp quan trọng vào việc vận hành bộ máy sản xuất cũng như bộ máy hành chính của Công ty một cách trơn tru.

Hiện nay số lượng công nhân sản xuất và lao động phổ thông khá lớn đang làm việc tại Công ty, cộng với nhu cầu lao động cần dùng các nhà máy chuẩn bị đi vào hoạt động thì số lượng này lên tới gần 600 lao động. Việc tuyển dụng và đào tạo những lao động này được Công ty chuẩn bị khá chi tiết.

Số công việc này sẽ được Công ty ưu tiên cho lao động địa phương, theo đó, trong và sau khi nhà máy đi vào hoạt động, Công ty sẽ tiến hành thông báo rộng rãi chỉ tiêu và yêu cầu tuyển dụng đến chính quyền địa phương khu vực xung quanh nhà máy. Kế hoạch tuyển dụng lao động địa phương sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở Công ty, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và thông báo tới UBND địa phương. Công ty đang có khoảng 20 kỹ sư và công nhân kỹ thuật tay nghề cao sẽ tiến hành đào tạo lý thuyết cơ bản và hướng dẫn

thực hành tại chỗ cho công nhân mới đuợc tuyển dụng. Kế hoạch của Công ty trong thời hạn 2 đến 3 tháng đội ngũ lao động địa phương với lợi thế cần cù, chăm chỉ sẽ thích ứng với yêu cầu công việc và trở thành công nhân chính thức.

Sau khi được đào tạo cơ bản số công nhân này sẽ được bố trí vào các phân xưởng của nhà máy cùng với các kỹ sư công nhân lành nghề khác tạo điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với kỹ năng sản xuất tiên tiến và chuyên nghiệp. Ban lãnh đạo của Công ty sẽ liên tục tổ chức gửi lao động tới đào tạo tại các lớp thực hành nâng cao tay nghề, đào tạo chuyển giao công nghệ theo hệ thống sản xuất dây chuyền đã nhập. Đồng thời Công ty sẽ tiến hành kiểm tra tay nghề phân loại và cho đào tạo liên tục các kỹ năng cơ bản và chuyên sâu trong sản xuất.

Với kế hoạch này, Công ty có thể tuyển dụng và đào tạo được số lao động địa phương cơ bản đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

Về chính sách đối với người lao động, Công ty TNHH SENA Việt Nam áp dụng đầy đủ các quy định của pháp luật lao động đối với các các bộ công nhân viên về lương, thưởng, trợ cấp, chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hộ lao động, áp dụng chế độ đãi ngộ tương xứng đối với người lao động có tay nghề cao gắn bó lâu dài. Công ty cũng có kế hoạch đào tạo lâu dài, thường xuyên khuyến khích người lao động sáng tạo, học hỏi nâng cao tay nghề gắn với các hoạt động đoàn thể, thành lập công đoàn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

2.2.4 Đầu tư cho hoạt động Marketing

Với mục tiêu xây dựng một thương hiệu hàng đầu Việt Nam, Sena Việt Nam đã những hoạt động đầu tư bài bản vào hoạt động marketing để định vị thương hiệu, quảng cáo và mở rộng thị trường của mình.

Bảng 15: Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing

(đơn vị: Triệu đồng)

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007

1 Tổng vốn đầu tư Tỷ

đồng

64.084 39.670 49.600 55.760 71.3002 Vốn đầu tư cho hoạt 2 Vốn đầu tư cho hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động Marketing

Tỷ đồng

2.100 3.700 3.300 3.800 4.100

3 Tốc độ tăng định gốc % 76,19 57,14 80,98 95,24

4 Tốc độ tăng liên hoàn % 76,19 -10,8 15,2 7,9

5 Tỷ trọng % 3,28 9,33 6,65 6,81 5,75

(nguồn: Phòng Marketing Công ty TNHH SENA Việt Nam)

Theo bảng trên, có thể thấy vốn đầu tư cho hoạt động Marketing ở Công ty TNHH SENA Việt Nam chiếm tỉ lệ khoảng 6% tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2003 – 2007. Số vốn đầu tư cho hoạt động marketing tăng khá mạnh qua các năm. Trong 5 năm, lượng vốn này đã tăng gần gấp đôi.

Để định vị thương hiệu, chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Do đó, Công ty đã đầu tư áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Sản phẩm nhãn hiệu SENA của Công ty được thị trường đánh giá chất lượng ngang bằng với sản phẩm cùng chủng loại của Hàn Quốc nhưng giá thành cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Công ty rất tích cực trong việc tham gia các cuộc thi lớn quy mô cả nước để định vị thương hiệu và quảng bá thương hiệu ra thị trường. Kết quả là sản phẩm của Công ty đã nhận được nhiều giải thưởng lớn như Sao Vàng Đất Việt, Thương hiệu mạnh, Cúp vàng thương hiệu và một số giải thưởng uy tín khác.

Hoạt động marketing và quảng cáo là một trong những hoạt động được chú trọng hàng đầu của Công ty. Sena Việt Nam tiến hành quảng cáo thương hiệu bằng rất nhiều hình thức như: quảng cáo trên báo, truyền hình, bảng biển…

Công ty đang đặt quảng cáo trên rất nhiều tạp trí kinh tế của Việt Nam với số lượng ấn bản lớn như: Doanh nhân Việt Nam, Đầu tư chứng khoán, Thị trường chứng khoán…Một số biển quảng cáo tại một số điểm đẹp ở xung quanh Hà Nội cũng đang được Công ty thuê để đặt logo và thương hiệu của mình và đã đạt được mục tiêu quảng bá sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng. Hiện nay, Công ty TNHH Sena Việt Nam đang có kế hoạch liên hệ với các công ty quảng cáo để thực hiện việc quảng cáo trên xe bus. Đây là một hình thức quảng cáo khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng đã chứng minh được hiệu quả. Các tuyến xe bus chạy trong nội thành liên tục hàng ngày, cộng với lưu lượng người giao thông dày đặc trên các tuyến phố đã khiến cho hoạt động quảng cáo trên xe bus đạt hiệu quả cao và rất được các công ty ưa chuộng. Công ty còn đặt sản xuất áo mưa và mũ bảo hiểm có logo của Sena để cho nhân viên của Công ty sử dụng và làm quà khuyến mại cho khách hàng. Đây cũng là một cách thức quảng cáo mới mẻ và đang được nhiều công ty thử nghiệm.

Hàng năm, bộ phận marketing của Công ty hoạt động rất tích cực để được tham gia vào các hội chợ, triển lãm thường niên ở Hà Nội cũng như ở các tỉnh miền Trung và miền Nam như: hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ Việt building… Hoạt động này mang lại hiệu quả không nhỏ cho Công ty bởi việc tham gia vào các hội chợ, triển lãm lớn sẽ nâng cao vị thế của sản phẩm trên thị trường nội địa. Những khách hàng tham gia hội chợ sẽ biết đến một thương hiệu Việt Nam với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh với hàng của Trung Quốc, qua đó sẽ làm tăng thị phần của Công ty ở thị trường trong nước. Mặt khác Sena Việt Nam đang hướng tới các hội chợ quốc tế để tìm kiếm những thị trường xuất khẩu tiềm năng mới.

Để đưa được sản phẩm tới tận tay khách hàng, SENA Việt Nam đã xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với hơn 300 đại lý và 2000 cửa hàng bán lẻ.

Sơ đồ 3: Kênh phân phối của công ty SENA

Việc xây dựng các kiểu chiến lược kênh phân phối như trên rất phù hợp với hàng hoá tiêu dùng, gia dụng và phù hợp với sự đa dạng về khách hàng và khu vực phân phối của Công ty đồng thời bảo đảm ngân sách cho việc quản lý và điều khiển các thành viên kênh. Các kênh trực tiếp Công ty – Bán lẻ – Người tiêu dùng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu cho những khách hàng ở gần và có nhu cầu về hàng hoá ngay lập tức. Ưu điểm của kiểu kênh này đó chính là việc đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh chóng đúng số lượng,thời gian thoả thuận. Tuy nhiên chi phí cho vận chuyển là tương đối lớn do nhu cầu về số lượng thường là không nhiều dẫn đến hiệu quả về doanh thu là không cao. Hơn nữa đó là chi phí cho các nhân viên đưa hàng và việc quản lý họ gặp khó khăn.

Kênh phân phối 1 cấp Công ty – Đại lý – Bán lẻ – Người tiêu dùng được sử dụng để cung cấp hàng hoá cho những thị trường có nhu cầu không cao. Việc cung ứng hàng hoá được thực hiện theo phương thức các đại lý nếu có nhu cầu

Đại lý Bán lẻ Người tiêu dùng Đại lý Bán lẻ Người tiêu dùng Tổng đại lý Đại lý Bán lẻ Bán lẻ Công ty Tổng đại lý

về hàng hoá thông báo số lượng cho công ty, sau đó sẽ có xe vận chuyển hàng đến tận nơi. Các đại lý sẽ giao tiền cho Công ty khi đã nhận đủ số hàng hoặc theo thỏa thuận. Sau đó đại lý sẽ cung cấp sản phẩm cho các cửa hàng bán lẻ trong phạm vi hoạt động của mình. Kênh phân phối này có nhược điểm đó là chi phí vận chuyển lớn trong điều kiện nhu cầu không cao, việc quản lý các lực lượng giao hàng gặp khó khăn.

Kiểu kênh thứ 3 được sử dụng để cung cấp hàng hoá cho những thị trường có nhu cầu hàng hoá cao thường xuyên và mật độ phân bố của người tiêu dùng là rải rác. Kênh này đã đáp ứng nhu cầu hàng hoá của phần lớn người tiêu dùng ở một phạm vi thị trường rộng, đem lại doanh thu lớn cho Công ty. Tuy nhiên có nhược điểm lớn đó là việc quản lý giữa các thành viên kênh và xung đột trong cùng trong cùng một cấp độ kênh.

Các đại lý liên kết với Công ty tiêu thụ số lượng lớn các sản phẩm hàng năm ngoài những chính sách ưu đãi về giá, Công ty còn có chính sách khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối bằng những khoản tiền thưởng cụ thể mức thưởng cao nhất năm 2007 là 100 triệu đồng tiếp theo là các mức 40 triệu, 20 triệu và cuối cùng là mức 10 triệu đồng. Điều này đã khuyến khích các đại lý tăng doanh thu bán hàng và tạo điều kiện để các đại lý có thể phát triển chính sách bán hàng của riêng mình.

Việc xây dựng các kiểu kênh phân phối như vậy đã thực hiện được chức năng chính là đưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên nó cũng có mặt hạn chế đó là chi phí để duy trì và phát triển các thành viên trong kênh phân phối là tương đối lớn. Việc quản lý gặp khó khăn, xung đột về quyền lợi giữa các

thành viên kênh thường xảy ra. Mối quan hệ giữa các đại lý và Công ty chưa chặt chẽ, vấn đề thanh toán tiền hàng còn dây dưa nợ đọng kéo dài ...

Công ty đã rất coi trọng công tác tổ chức quản lý kênh marketing, luôn ý thức được rằng việc tổ chức quản lý kênh marketing trên thị trường là một công việc hết sức quan trọng và phức tạp có ảnh hưởng quyết định đến quá trình tiêu thụ sản phẩm và Công ty đã cố gắng nỗ lực để có thể tổ chức được một mạng lưới phân phối tốt nhất và quản lý để nó có hiệu quả.

Các kiểu tổ chức kênh marketing của Công ty hiện tại phần lớn theo kiểu kênh truyền thống. Phần lớn hàng hoá lưu thông qua các kênh tự chảy theo cơ chế thị trường tự do dựa trên tín hiệu cung cầu và giá cả thị trường.

Hoạt động Marketing ở Công ty TNHH SENA Việt Nam tỏ ra khá hiệu quả. Bằng chứng là việc thị trường của Công ty không ngừng được mở rộng, không chỉ tập trung chủ yếu ở miền Bắc nữa mà đã khá phát triển ở miền Trung và miền Nam. Doanh số bán hàng của Công ty hàng năm tăng đều đặn. Thương hiệu của Công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, kết quả là Công ty đã đạt được giải thưởng Thương hiệu mạnh do Cục xúc tiến thương mại trao tặng năm 2005 và 2007.

2.2.5 Đầu tư khác

Đầu tư khác của Công ty TNHH SENA Việt Nam bao gồm các hoạt động đầu tư vào hệ thống tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, đầu tư vào xây dựng hệ thống thông tin cho doanh nghiệp… Đây là các hoạt động đầu tư nhằm hỗ trợ chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.

Bảng 16: Hoạt động đầu tư khác của Công ty TNHH SENA Việt Nam giai đoạn 2003-2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007

1 Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 64.084 39.670 49.600 55.760 71.3002 Vốn đầu tư khác Tỷ đồng 1.504 1.710 2.610 2.980 1.875 2 Vốn đầu tư khác Tỷ đồng 1.504 1.710 2.610 2.980 1.875

3 Tốc độ tăng liên hoàn % 13,7% 52,6% 14,2% -37%

4 Tỷ trọng (%) % 2.34 4.3 5.27 5.36 2.63

(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam)

Nhìn trên bảng số liệu, ta thấy hoạt động đầu tư này chiếm tỉ trọng không ổn định trong tổng vốn đầu tư các năm. Lượng vốn đầu tư này chiếm khoảng từ 2,3 đến 5,3% tổng vốn đầu tư của Công ty.

Trong thời gian qua, công ty đã chú trọng vào việc phát triển sản xuất bằng công tác bảo đảm nâng cao chất lượng. Công ty đã xây dựng lên một hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng các nghiệp vụ riêng bảo đảm có sản phẩm chất lượng trên thị trường:

- Thực hiện kiểm tra và đánh giá nguyên vật liệu trước khi mua về và trước lúc xuất kho dùng cho sản xuất.

- Thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt về qui trình gia công, lắp ráp các chi tiết quan trọng liên quan đến tính ổn định của máy bơm nước.

- Cán bộ kỹ thuật luôn luôn kiểm tra chất lượng sản phẩm ở từng ca sản xuất.

- Định kỳ tổ chức các cuộc thi kiểm tra tay nghề của cán bộ công nhân viên tại nhà máy, khen thưởng khích lệ kịp thời những cá nhân có thành tích tốt cũng như đóng góp những ý kiến sáng tạo để phát triển sản phẩm.

Với quy trình kiểm tra kỹ thuật ngặt nghèo như trên, sản phẩm của công ty luôn có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của

mình. Công ty luôn đưa ra tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho từng loại hàng hoá. Dưới đây là chất lượng yêu cầu và chất lượng thực hiện của sản phẩm thế mạnh của công ty.

Bảng 17: Tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật của máy bơm 150W

Chỉ tiêu Tiêu chuẩn trên thị trường

Thực tế

- Cột áp 26m 30m

- Nhiệt độ khi có tải 60oC 40oC

- Lưu lượng nước (lít/phút) 28 33

- Tỷ lệ nội địa hóa 60% 80%

- Bao gói Hộp cattông thường Hộp cattông có in opxef cán bóng cán bóng

Tỷ lệ đạt yêu cầu kiểm tra xuất xưởng

98,5%

(nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty TNHH SENA Việt Nam)

Qua bảng trên ta thấy thực tế của quá trình sản xuất đã đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra đối với sản phẩm máy bơm nước sử dụng thân bơm có cánh tản nhiệt công

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 52)