Thảo luận chung về loài tảo N.oculata.

Một phần của tài liệu TAO Nannochloropsis oculata pot (Trang 32 - 33)

Dựa vào kết quả trên cho thấy, quá trình nuôi sinh khối tảo N. oculata của chúng tôi ở xã Long Hòa_ huyện Cần Giờ, đạt mật độ cực đại ở mức tương đối cao và thời gian cực đại tương đối ngắn so với những kết quả thí nghiệm của các tác giả khác. Hồng Thị Kiều Nga (2002), thí nghiệm nuôi tảo N. oculata trong túi nylon sau 8 ngày nuôi đạt mật độ tối đa 2616x104 (tb/mL). Tuy nhiên, mật độ tế bào tảo còn phụ thuộc vào mật độ nuôi cấy ban đầu. Trong quá trình nuôi của chúng tôi tiến hành nuôi với mật độ ban đầu tương đối cao 3x106 (tb/mL) so với các tác giả khác. Hồng Thị Kiều Nga (2002) nuôi thí nghiệm với mật độ ban đầu là 385x104 tb/mL. Nguyễn Hữu Tích (2006) bắt đầu tiến hành thí nghiệm với mật độ ban đầu 450x104 (tb/mL) và cũng cho mật độ tảo tương đối cao vào ngày nuôi thứ 2 (2988 368 tb/mL). Theo Hoàng Thị Bích Mai (1995), sự thay đổi mật độ tảo cấy ban đầu ảnh hưởng đến số lượng tế bào tham gia phân cắt nên số lượng tế bào hình thành trong từng thời điểm là khác nhau, nếu số lượng tảo tham gia phân cắt nhiều thì mật độ tế bào tảo tăng nhanh. Điều này có thể giải thích cho việc tăng mật độ tảo nhanh chóng. Nhưng trong điều kiện sản xuất việc cần tảo liên tục thì thời gian đạt mật độ cực đại nhanh rất có ý nghĩa để cung cấp tảo cho nhu cầu làm thức ăn cho các đối

tượng nuôi. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của tảo còn phụ thuộc vào từng loài, nhiệt độ, độ mặn, ánh sáng….Thí nghiệm của chúng tôi được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, cao nhất vào buổi sáng là 27,50C, vào buổi chiều là 35,750C, điều này giải thích tại sao mật độ cao như vậy.

Tảo N. Oculata phát triển tốt trong mấy ngày nuôi đầu tiên, đến ngày nuôi thứ 8 mật

độ bắt đầu giảm xuống là do điều kiện nhiệt độ tương đối cao do thời tiết nắng nóng kéo dài, sự hạn chế ánh sáng do hiện tượng tự che khuất khi mật độ tế bào cao sự suy giảm dinh dưỡng trong môi trường nước. Đây có thể là nguyên nhân làm cho tảo mật độ không tăng thêm nữa mà nhanh chóng tàn lụi.

Trong thực tế việc chỉ sử dụng sục khí thông thường thì không thể khống chế được sự biến động của pH. Bởi CO2 là nhân tố quan trọng chi phối sự tăng giảm pH, mà lượng CO2 trong không khí chỉ chiếm 0,03%. Vì vậy, trong quá trình quang hợp tảo sử dụng CO2 rất mạnh mẽ là nguyên nhân gây ra pH tăng cao. Vì vậy phải có biện pháp điều chỉnh pH ổn định cho sự phát triển của tảo.

Hoàng Thị Ngọc (2003), trong thí nghiệm trên hai loài tảo N. Oculata đã cho thấy sự hiệu quả khi sử dụng CO2 bổ sung vào môi trường nuôi tảo, khi không có CO2 giá trị pH dao động 6,8 – 10,1 còn khi bổ sung CO2 giá trị pH chỉ nằm trong khoảng 6,2 – 8,2. Thành công của thí nghiệm còn được thể hiện khi mật độ tảo cũng lần lượt cao hơn ở các thí nghiệm có bổ sung CO2, mật độ cực đại của tế bào tảo N. Oculata khi không bổ sung CO2 là 2417x104 (tb/mL), còn khi bổ sung CO2 mật độ đạt cực đại là 3292,8x104 tb/mL. Như vậy, xét về khía cạnh kỹ thuật thì việc bổ sung CO2 cũng có thể là một giải pháp nhằm hạ thấp pH, nâng cao sinh khối của tảo.

Một phần của tài liệu TAO Nannochloropsis oculata pot (Trang 32 - 33)