Kết quả thí nghiệm nuôi sinh khối tảo 3 đợt

Một phần của tài liệu TAO Nannochloropsis oculata pot (Trang 31 - 32)

2. Kết quả về môi trường dinh dưỡng sử dụng trong nuôi sinh khối tảo N.oculata.

3.3.3.4.Kết quả thí nghiệm nuôi sinh khối tảo 3 đợt

Bảng biến động mật độ 3 đợt thí nghiệm trên

Ngày nuôi Mật độ( triệu tb/ml) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 1 3 3 3 2 9 8 7 3 12 17 12 4 10 7 9 5 8 2 6 6 4 1 4 7 2 1

Bảng 10: Chất lượng tảo N.oculata nuôi sinh khối 3 đợt.

Đồ thị thể hiện sự biến động mật độ trong nuôi sinh khối tảo 3 đợt

Đồ thị 7: Đồ thị biểu diễn sự biến động mật độ nuôi sinh khối tảo trong 3 đợt

Thí nghiệm nhằm xác định sinh trưởng của quần thể tảo N. oculata trong túi nilon 50L và bể composite 1m3, được nuôi với mật độ ban đầu là 3 x 106 (tb/mL).

Sau 7 ngày nuôi mật độ đạt cực đại vào ngày nuôi thứ 3, đạt 8 x 106 đến 12 x 106 (tb/mL) và sau đó giảm dần qua các ngày tiếp theo. Mức độ tăng mật độ của tảo là rất nhanh, chỉ sau 2 ngày mật độ tăng lên 5 x 106 đến 8 x 106 (tb/mL), so với mật độ ban đầu.

Điều này chứng tỏ tảo N. oculata được nuôi với điều kiện môi trường thuận lợi như : • Độ mặn dao động từ (25-30)

• pH (7.5-8.0) • Nhiệt độ (26-28)

• Môi trường dinh dưỡng tốt

Tuy nhiên mật độ tảo còn phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh sáng của từng vùng miền. Ở thí nghiệm của chúng tôi chỉ sau 3 ngày mật độ đã lên đến cực đại là do tảo được nuôi trong điều kiện nhiệt độ cao, môi trường dinh dưỡng tôt. Mặt khác còn phụ thuộc vào mật độ ban đầu.Trong thí nghiệm của chúng tôi, cấy với mật độ tương đối cao 3 x106 tb/mL, điều này có thể giải thích tại sao mật độ tế bào tảo tăng lên rất nhanh như vậy.

Thời gian đạt mật độ càng nhanh thì sự tàn lụi của tảo càng diễn ra nhanh chóng. Qua bảng 4 và đồ thị 4 cho ta thấy ngày thứ 4 mật độ tảo bắt đầu giảm xuống (7x106 -10 x106 tb/ml) và giảm xuống nhanh vào ngày nuôi thứ 5 (2x106-8x106 tb/ml) và chỉ giảm xuống chỉ còn (2x106- 1x104 tb/mL) vào ngày nuôi thứ 6 và 7 tảo giảm mật độ dẫn đến tảo tàn. Điều này có ý nghĩa khi ta tiến hành các biện pháp kỹ thuật cấy pha loãng tảo và lấy tảo cho ăn. Giá trị dinh dưỡng của tảo sẽ cao hơn khi chúng ta tiến hành thu tảo ở giai đoạn tăng mật độ tế bào đạt cự đại và cũng trong giai đoạn này chúng ta nên tiến hành pha loãng tảo sang môi trường mới bổ sung dinh dưỡng khi hàm lượng dinh dưỡng trong môi trường đã sắp hết.

Một phần của tài liệu TAO Nannochloropsis oculata pot (Trang 31 - 32)