NGUỒN THÔNG TIN TỔNG QUÁT

Một phần của tài liệu Chiến lược của tập đoàn hoàng anh gia lai giai đoạn 2010-2020 (Trang 38 - 43)

1. Thông tin về cạnh tranh – phƣơng diện quốc tế

Thái Lan là nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, năm 2009 Thái Lan xuất khẩu 2,7 triệu tấn cao su. Chủ tịch Hiệp hội Cao su Thái Lan, Luckchai Kittipol cho biết thuế mới sẽ áp dụng từ ngày 01/10/2010 ở Thái lan, giá cao su Thái Lan sẽ tăng khoảng 3% so với mức khoảng 3,3 - 3,5 USD/kg hiện nay. Mục tiêu của việc tăng thuế là nhằm khuyến khích ngành chế biến cao su và đẩy tăng tiêu thụ nội địa.

Các thương gia nhận định xuất khẩu cao su Thái Lan trong quý cuối cùng của năm nay sẽ giảm mạnh bởi hầu hết khách hàng đã đặt mua trước khi bước sang tháng 10 để tránh bị đánh thuế. Thuế sẽ làm giảm ít nhất 10% xuất khẩu cao su Thái Lan hàng tháng trong quý cuối năm nay. Xuất khẩu giảm (thường trung bình khoảng 200.000 tấn mỗi tháng) sẽ làm khan hiếm nguồn cung trên thị trường thế giới. Điều

đó có thể đẩy giá cao su tăng lên, hoặc ít nhất cũng duy trì ở mức như hiện nay trong giai doạn cuối năm.

Theo đó khách hàng có thể sẽ chuyển sang những nguồn cung cấp lớn khác trong khu vực mà có giá cạnh tranh hơn, như Indonexia và Malaysia - hai nước sản xuất lớn thứ 2 và 3 thế giới sau Thái Lan.

2.Thông tin về khách hàng– phƣơng diện quốc tế:

Nhật Bản là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn thứ ba trên thế giới (sau Mỹ và EU) với các chủng loại RSS 3 và TSR 20. Nhật Bản nhập khẩu các loại cao su tự nhiên chủ yếu từ các cao su tiểu điền sản xuất từ Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Nhật Bản nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD cao su tự nhiên để phục vụ cho ngành công nghiệp ôtô. Thị phần cao su xuất khẩu của ta tại Nhật Bản chỉ đạt khoảng 1,4% với kim ngạch khá khiêm tốn, khoảng 30 triệu USD/năm.

Các công ty Việt Nam xuất khẩu cao su sang thị trường Nhật gồm: Công ty Cao su Dầu Tiếng, Công ty Cao su Bà Rịa, Công ty Cao su Phước Hòa, Công ty Cao su Đồng Phú và Công ty Cao su Đồng Nai.

3. Dự báo ngành 3.1. Đồ gỗ 3.1. Đồ gỗ

Hiệp hội gỗ nhận định có 3 thị trường mới là Nga, Ấn Độ và Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan đang hứa hẹn sức tiêu thụ tốt đối với các sản phẩm đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Trong khi đó, ngành công nghiệp chế biến gỗ tại các nước này không đủ lớn để đáp ứng nhu cầu người dân trong nước. Bên cạnh đó, đây là những thị trường không quá khắt khe về mẫu mã, chuẩn mực hàng hóa cũng không ở mức cao như những thị trường khó tính khác nên rất thuận lợi cho các DN xuất khẩu.

Hiện thị trường gỗ nội địa được chia làm hai nhóm chính. Gỗ được doanh nghiệp thiết kế với kiểu dáng mẫu mã có thương hiệu, tập trung tiêu thụ ở các thành phố và đô thị lớn. Phân khúc này đang được các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, đồ gỗ nhập khẩu nắm giữ. Còn lại là đồ gỗ tiêu thụ ở các vùng sâu, vùng xa do các cơ sở nhỏ sản xuất.

3.2. Bất động sản

Theo nhiều chuyên gia nhận định lĩnh vực BĐS dự báo việc Chính phủ đang có những chính sách mở rộng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều mua nhà và đất ở trong nước sẽ khiến cho thị trường bất động sản sôi động. Đây là nhóm khách hàng có tiềm lực tài chính, và nhiều người có nhu cầu sở hữu bất động sản trong nước. Vì vậy, từ lâu nay đây vẫn là một nguồn đầu tư tiềm năng còn bỏ ngõ cần đẩy mạnh khai thác.

Ngoài ra, theo nghiên cứu mới nhất về cầu bất động sản căn hộ bán của Công ty VietRees trong giai đoạn từ 2010 – 2011, nhu cầu căn hộ cao cấp gần khu vực trung tâm thành phố có xu hướng tăng mạnh do mức thu nhập của người dân ở các thành phố lớn đã tăng cao, vị trí thuận tiện về giao thông và thuận tiện cho công việc là chủ yếu,…

Nguồn: VietRees

Giao thông tại TP.HCM đang trở nên vấn đề quan tâm của nhiều người trước nạn kẹt xe, ùn tắc. Vì thế, việc chọn mua các căn hộ gần khu vực trung tâm thành phố có xu hướng tăng cao, để thuận tiện cho công việc, đi lại, tiết kiệm thời gian…

Nguồn: VietRees

3.3 Cao su

Trong dài hạn, giá cao su hy vọng sẽ tăng hơn nữa do nhu cầu n định, đặc biệt từ các nhà sản xuất lốp xe trong khi cung không lớn. Việc Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu cao su cũng có ý nghĩa rất lớn tới thị trường này. Theo tin từ Bộ Tài Chính Trung Quốc, nước này đã giảm thuế nhập khẩu cao su thiên nhiên trong năm 2010 xuống mức 2.000 NDT/tấn, và cao su tấm hun khói xuống 1.600 NDT/tấn.

Trong năm 2010, theo nhiều dự báo, giá mủ cao su sẽ duy trì n định ở mức cao và sẽ tăng khoảng 30% so với 2009. Chính sách kích cầu người dân sử dụng xe tải

nhỏ từ phía Chính phủ Trung Quốc sẽ giúp sản lượng ôtô nước này tăng mạnh. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới trong năm nay sẽ khó có khả năng giảm do đà hồi phục kinh tế toàn cầu nên mủ cao su thiên nhiên vẫn là lựa chọn tối ưu trong ngành sản xuất săm lốp ôtô thiết bị y tế.

Dự báo mức tiêu thụ cao su thiên nhiên của thế giới năm 2010 vào khoảng 10,43 triệu tấn, tăng 8% so năm 2009. Đây là một tín hiệu khả quan đối với sự bứt phá của cao su Việt Nam. Năm 2009, Chính phủ đã ban hành quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 (750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009) đưa ra mục tiêu 800.000 ha cao su vào năm 2015 và sản lượng 1,2 triệu tấn năm 2020 với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD. Đáp ứng mục tiêu này, năm 2010 dự kiến ngành cao su sẽ phát triển thêm diện tích trên 30.000 – 40.000 ha (nếu việc giao đất của địa phương được thuận lợi), tăng sản lượng đạt khoảng 770.000 tấn và dự kiến xuất khẩu 750.000 tấn (bao gồm cả nguồn tạm nhập tái xuất), trị giá xuất khẩu dự kiến trên 1,5 tỷ USD.

Đề cập đến kế hoạch 2010, Hiệp hội Cao su Việt Nam nhận định, sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt 750.000 tấn, trị giá kim ngạch đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Được coi là nguyên vật liệu cơ bản, được sử dụng kể cả trong cao su nhân tạo, cao su đang trở thành kênh đầu tư đầy tiềm năng song không dễ chơi của nhiều DN Việt Nam.

Hiệp hội Cao su Việt Nam dẫn lời của các chuyên gia dự báo, năm 2010 sẽ là năm tăng trưởng mạnh của ngành cao su, giá sẽ tăng tới 30%. Theo đánh giá của T chức Nghiên cứu cao su quốc tế, từ năm 2010, nhu cầu cao su thiên nhiên sẽ tăng trưởng liên tục đến năm 2019. Trong đó, riêng năm 2010, mức tiêu thụ cao su thiên nhiên trên toàn thế giới vào khoảng 10,43 triệu tấn, tăng 8% so với năm 2009. Trong khi sản lượng cao su thiên nhiên của Thái Lan, Indonesia và Malaysia, 3 quốc gia chiếm khoảng 70% sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ tiếp tục sụt giảm do El- Nino gây khô hạn trong năm 2010.

Với mặt hàng cao su, Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất của cao su Việt Nam xuất khẩu, chiếm trên 60%. Qua chính sách mới của Trung Quốc, các doanh

nghiệp Việt Nam cũng cần đẩy mạnh đầu tư, nâng chất lượng cao su để chuyển sang xuất chính ngạch, không chỉ sang Trung Quốc mà mở rộng ra các thị trường khác.

Để đạt kế hoạch xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh khâu nâng cao chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế để chuyển nhanh sang xuất khẩu chính ngạch đến thị trường Trung Quốc và mở rộng sang các thị trường khác. Từ đầu năm 2010, nhằm khuyến khích nhập khẩu chính ngạch, Trung Quốc đã giảm thuế nhập khẩu cao su thiên nhiên 23 - 38% so năm 2009.

Tại Việt Nam, giá cao su thiên nhiên đang đứng ở mức 2.900 USD/tấn, mức cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Đặc biệt, Trung Quốc, thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam vừa giảm thuế nhập khẩu khiến các DN nước này tăng cường mua vào. Việt Nam, Thái Lan, Indonesia. Malaysia là 4 thành viên chủ chốt của Hiệp hội Cao su các nước Đông Nam Á với sản lượng mủ cao su thô xuất khẩu vào khoảng 1,3 triệu tấn/năm. Hiệp hội đã có thống nhất, trong trường hợp giá cao su trên thế giới quá thấp, các thành viên của Hiệp hội sẽ thỏa thuận giảm lượng mủ cao su thô xuất khẩu, thực hiện chiến lược mua lại mủ cao su thô trên thị trường thế giới để giá bán không bị thấp k o dài, ảnh hưởng đến kinh doanh của các thành viên trong Hiệp hội.

Sau Mỹ và EU, Nhật Bản hiện là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn thứ ba trên thế giới với các chủng loại RSS 3 và TSR 20 (cao su ly tâm). Hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD cao su tự nhiên để phục vụ cho ngành công nghiệp ôtô. Và khoảng 550 triệu USD cao su t ng hợp, cao su hỗn hợp phục vụ cho các ngành công nghiệp sử dụng cao su khác. Thị phần cao su xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 1,4% kim ngạch nhập khẩu cao su của nước này, tương đương 30 triệu USD/năm.

Một phần của tài liệu Chiến lược của tập đoàn hoàng anh gia lai giai đoạn 2010-2020 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)