Kiến nghị về báo cáo kế toán dưới góc độ kế toán quản trị

Một phần của tài liệu Công tác hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tại Công ty thông tin di động (VMS) (Trang 69 - 73)

Các báo cáo doanh thu, chi phí được lập tại văn phòng Công ty nên thực hiện có cả chi tiết của từng đơn vị trực thuộc thay vì chỉ bao gồm số tổng của toàn bộ Công ty. Việc lập các báo cáo như vậy sẽ giúp nhà quản trị dễ dàng trong việc xem xét các báo cáo của Công ty và từ đó có được cái nhìn toàn diện

Bên cạnh báo cáo doanh thu theo từng Trung tâm, Công ty nên tiến hành lập báo cáo doanh thu theo từng gói cước mà công ty cung cấp. Để thực hiện được điều này, Công ty có thể thực hiện chi tiết tài khoản của Công ty theo từng gói cước mà Công ty đang cung cấp, đồng thời Công ty cũng có thể sử dụng hệ thống sổ chi tiết để theo dõi doanh thu phát sinh của từng gói cước. Mẫu báo cáo

Công ty cần lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí và lập báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận. Trên cơ sở đó, Công ty cần tiến hành phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận thông qua hệ thống chỉ tiêu phân tích, gồm:

+ Lãi tính trên biến phí đơn vị (còn gọi là số dư đảm phí); + Tổng lãi tính trên biến phí;

+ Tỷ suất lãi tính trên biến phí; + Kết cấu chi phí…

Trên cơ sở phân tích đó, Công ty sẽ phân tích, lựa chọn được cơ cấu chi phí phù hợp điều kiện ngành nghề hoạt động kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ kinh doanh suy thoái hay tăng trưởng cụ thể.

Báo cáo kế toán quản trị lập cho nhà quản lý tại Công ty cần phải được lập để đánh giá được mức độ và hiệu quả hoạt động của các Trung tâm trực thuộc. Còn báo cáo quản trị lập cho nhà quản lý tại Trung tâm cần phải được lập để đánh giá mức độ và hiệu quả hoạt động của từng tỉnh, thành phố trong phạm vi của Trung tâm đó.

Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận của Công ty có thể được lập theo mẫu sau:

BÁO CÁO BỘ PHẬN Năm:…

TT Chỉ tiêu TT1 TT2 TT3 TT4 TT5 Toàn Công ty

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1 Doanh thu

2 Chi phí biến đổi 3 Số dư đảm phí

4 Chi phí cố định bộ phận 5 Số dư bộ phận

6 Chi phí cố định chung 7 Lợi nhuận thuần

Từ báo cáo bộ phận theo mẫu trên, Công ty có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, xác định được sự đóng góp của từng trung tâm đối với toàn Công ty. Theo cách lập báo cáo này, các Trung tâm có mức độ hoạt động lớn sẽ không phải gánh chịu thêm nhiều chi phí cố định chung khi nâng cao mức độ hoạt động. Điều này sẽ đánh được đúng hơn mức độ tăng trưởng của từng Trung tâm trong các thời kỳ. Tương tự mẫu báo cáo bộ phận của Công ty thì mẫu báo cáo bộ phận của từng Trung tâm sẽ theo dõi bộ phận là các tỉnh trực thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm đó. Bên cạnh báo cáo bộ phận, Công ty cũng cần lập các báo cáo theo từng bộ phận kết hợp phân tích các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính như sau: T T Chỉ tiêu TT1 TT2 TT3 TT4 TT5 Toàn Công ty 1 Doanh thu

2 Số lượng thuê bao 3 Dân số

4 Doanh thu trung bình trên 1000 dân 5 Số thuê bao trung

bình trên 1000 dân

Kế toán tại các Trung tâm thực hiện lập báo cáo doanh thu và số lượng thuê bao như trên nhưng chi tiết theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm. Trên cơ sở báo cáo doanh thu và số lượng thuê bao trên, nhà quản lý có thể thấy được những Trung tâm nào còn nhiều tiềm năng phát triển số lượng thuê bao di động, có tiềm năng phát triển cước thông tin di động hơn nữa . Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng xác định được Trung tâm nào có đóng góp lớn vào doanh thu cước thông tin di động tại Công ty, Trung tâm nào là thị trường trung thành của Công ty…Từ đó, Công

tiêu.

Một phần của tài liệu Công tác hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tại Công ty thông tin di động (VMS) (Trang 69 - 73)