Những tồn tại khác

Một phần của tài liệu Công tác hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tại Công ty thông tin di động (VMS) (Trang 64 - 68)

Về công tác hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả.

Thứ nhất, theo mục ta thấy rằng, tại các Trung tâm khi phát sinh nghiệp

vụ bán bộ trọn gói và thẻ nạp tiền, kế toán tại các Trung tâm hạch toán. Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 3387 Doanh thu chưa thực hiện Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp

Mục đích của việc sử dụng TK 3387 trong hạch toán mà không sử dụng TK 511312 là để giảm bớt sự không chính xác khi ghi nhận trước khoản doanh thu nhận trước của khách hàng. Tuy nhiên, tại văn phòng Công ty khi phát sinh nghiệp vụ bán bộ trọn gói, thẻ nạp tiền thì kế toán ở Công ty lại hạch toán:

Nợ TK liên quan 111, 112, 131

Có TK 511312 Doanh thu dịch vụ trả trước Có TK 33311 Thuế GTGT phải nộp

Điều này tạo nên sự không nhất quán trong phương pháp hạch toán kế toán doanh thu tại văn phòng Công ty và tại các Trung tâm.

doanh thu trả trước chưa thực hiện (sau khi trừ đi doanh thu cước IDD thu hộ VNPT và cước 108 thu hộ bưu điện tỉnh) được hạch toán chuyển sang TK 511312 để ghi nhận toàn bộ doanh thu trả trước mà không tính đến lượng cước phí mà khách hàng sử dụng trong tháng là bao nhiêu. Tức là doanh thu từ dịch vụ trả trước được ghi nhận căn cứ vào số tiền trên thẻ trả trước đã bán ra. Cách hạch toán này không phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 về doanh thu và thu nhập khác do Bộ Tài chính ban hành là doanh thu được ghi nhận khi dịch vụ đã được cung cấp cho khách hàng.

Thứ ba, về hạch toán kế toán các khoản giảm trừ doanh thu, tại các Trung

tâm, cuối kỳ kế toán thực hiện việc kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu để xác định doanh thu thuần:

Nợ TK 511, 512

Có TK 521, 531, 532

Đồng thời, thực hiện kết chuyển doanh thu thuần (doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu) sang TK 33611 – phải thu về SXKD đối với Công ty:

Nợ TK 511, 512 Có TK 33611

Trong khi đó, tại Công ty, khi nhận được báo cáo doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu của các Trung tâm và xí nghiệp thiết kế, Công ty lại hạch toán kết chuyển lần lượt tổng doanh thu (doanh thu chưa trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu) và các khoản giảm trừ doanh thu từ TK 13611 sang rồi sau đó mới thực hiện kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu để tính doanh thu thuần:

Nợ TK 13611 Phải thu về SXKD Có TK 511, 512

Có TK 13611 Phải thu về SXKD Và: Nợ TK 511, 512

Có TK 521, 531, 532

Như vậy việc như vậy cùng một nghiệp vụ kết chuyển doanh thu doanh thu từ Trung tâm đến Công ty chưa có sự nhất quán. Trung tâm chỉ kết chuyển doanh thu thuần nhưng tại Công ty lại nhận hai khoản tổng doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu. Điều này, ngây khó khăn cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu trong nghiệp vụ từ Công ty đến Trung tâm.

Thứ tư, tại Công ty khi hạch toán nghiệp vụ có thêm khách hàng mới đăng

ký dịch vụ thông tin di động, Công ty xác định toàn bộ doanh thu vào hoạt động cung cấp dịch vụ thông tin di động. Tuy nhiên, khi cung cấp dịch vụ thông tin di động cho khách hàng bao giờ cũng đi kèm với một bộ simcard (được Công ty xem là hàng hóa). Trong khi đó, giá vốn của bộ simcard này lại được hạch toán kết chuyển thẳng vào tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán, giống như các loại hàng hóa khác, chứ không qua TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh để xác định các chi phí sản xuất kinh doanh. Như vậy, giữa doanh thu và chi phí từng hoạt động của Công ty đã có sự không nhất quán.

Thứ năm, tại Công ty khi hạch toán nghiệp vụ phản ánh chi phí thu mua

hàng hóa, kế toán hạch toán:

Nợ TK 15478 Chi phí dịch vụ mua ngoài khác Nợ TK 133 Thuế GTGT đầu vào

Có TK 111, 112, 331…

Điều này là chưa hợp lý vì chi phí mua hàng là chi phí phát sinh của nghiệp vụ mua bán hàng hóa, nó tạo nên giá vốn của hàng hóa đã bán chứ không phải chi phí sản xuất kinh doanh của hoạt động cung cấp dịch vụ di động.

tuy nhiên vẫn xảy ra hiện tượng các báo cáo do các Trung tâm nộp về Công ty không đúng thời hạn quy định. Điều này là do quy mô hoạt động của các Trung tâm lớn dẫn đến số lượng thông tin phát sinh nhiều, kế toán không đủ thời gian để kịp thời tổng hợp số liệu báo cáo. Mặt khác cũng do nhân viên các phòng ban khác cung cấp chứng từ, báo cáo bán hàng… không đúng tiến độ quy định nên kế toán viên không có chứng từ để cập nhập số liệu, không có số liệu để hạch toán, xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Một nguyên nhân khác nữa là Công ty chưa đề ra được các chính sách thưởng phạt phù hợp để tạo động lực cho các CBCNV hoàn thành các báo cáo đúng thời hạn quy định.

Khi có các nghiệp vụ bất thường mới phát sinh ở các Trung tâm đều phải báo cáo lên Công ty và từ Công ty mới xin ý kiến hướng dẫn chỉ đạo từ Tập đoàn. Quá trình này thường kéo dài từ 10 đến 15 ngày gây nên sự chậm trễ trong việc hạch toán ở các Trung tâm và việc tổng hợp số liệu ở Công ty.

Về công tác kế toán quản trị

Tuy Công ty đã sử dụng một số báo cáo kế toán nội bộ để phục vụ cho nhu cầu quản lý nhưng ở Công ty Thông tin di động vẫn đang thiếu vắng một mô hình kế toán quản trị bên cạnh bộ máy kế toán tài chính. Trên thế giới, công tác kế toán quản trị đặc biệt là kế toán quản trị doanh thu, chi phí đã và đang phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt là trong điều kiện thông tin cần chính xác, minh bạch và kịp thời như hiện nay. Tuy nhiên ở Việt Nam việc xây dựng một bộ máy kế toán quản trị để nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp là một vấn đề còn rất mới trong công tác kế toán, tài chính. Công tác kế toán mới chỉ dừng lại ở mục đích chủ yếu là cho những người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp như: cơ quản lý và những nhà đầu tư…Tuy nhiên, những người sử dụng thông tin kế toán bên trong doanh nghiệp cũng là rất quan trọng và họ yêu cầu cách tiếp cận

quản trị cần được xây dựng và tạo thành một thông lệ, có những quy định rõ ràng về những báo cáo kế toán quản trị cần lập. Đó cũng chính là những yêu cầu hiện nay đối với Công ty Thông tin di động.

Một phần của tài liệu Công tác hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tại Công ty thông tin di động (VMS) (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w