Mô hình tổng quát quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể hệ thống thu gom rác quận Bình Thạnh giai đoạn 2007 2020 (Trang 81 - 83)

- Tuyến 3: Phan ĐăngLưu Trung tâm Ung Bướu 360 Nơ Trang

CHƯƠNG 5 QUY HOẠCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN.

5.2.4.1. Mô hình tổng quát quản lý chất thải rắn

Để áp dụng các phương pháp xử lý chất thải rắn ta dựa vào mô hình sau:

Hình 5.3: Mô hình tổng thể quản lý chất thải rắn 5.2.4.2. Công nghệ xử lý đề xuất

Trên cơ sở khối lượng, thành phần, tính chất của rác thải hiện nay và dự báo trong thời gian tới của Quận, ta có thể đưa ra công nghệ xử lý chất thải rắn đang được áp dụng cho các thành phố trên thế giới trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nước ta hiện nay và trong tương lai.

CTRSH Rác hữu cơ dễ phân hủy Các thành phần còn lại Sản xuất phân compost Bãi chôn lấp

an toàn Khu xử lý chất thải nguy hại của thành phố CTRCN thông thường CTRCN nguy hại CTRCN CTR y tế Lò đốt CTR y tế

Các thành phấn CTR được phân loại để xử lý, trong đó một số loại sẽ được tái chế như kim loại, nhựa cứng, cao su, giấy, carton, túi nhựa,…

Giải pháp chôn lấp chất thải hợp vệ sinh

Chôn lấp chất thải hợp vệ sinh là phương pháp cho chi phí thấp vì vậy nó phù hợp với các nước nghèo, đang phát triển.

Đối với chất thải rắn đô thị không độc hại có khối lượng lớn dùng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh là chủ yếu.

Giải pháp đốt

Giải pháp đốt cho chi phí cao từ 90-160 USD/tấn nhưng chu trình xử lý ngắn chỉ từ 2-3 ngày, diện tích xây dựng =1/6 diện tích làm phân hữu cơ có cùng công suất. Với giá thành như vậy chỉ có các nước phát triển thường áp dụng, ở các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta nói riêng và quận Bình Thạnh nói chung nên áp dụng phương pháp này ở quy mô nhỏ để xử lý chất thải độc hại như: chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp,….Chất thải độc hại y tế được xử lý bằng công nghệ đốt tại trung tâm xử lý rác y tế Bình Hưng Hòa.

Giải pháp xử lý rác thải theo phương pháp sinh học để sản xuất phân hữu cơ tổng hợp

Một phần chất thải sinh hoạt có hàm lượng hữu cơ cao (chất thải sau khi phân loại) sẽ được tận dụng chế biến thành phân hữu cơ tổâng hợp cao.

Thành phần chất thải ở Tp.HCM nói chung và quận Bình Thạnh nói riêng rất thuận lợi đối với việc chế biến phân compost. Tỷ lệ chất hữu cơ trong chất thải rắn rất cao chiếm khoảng 80% là nhân tố thuận lợi cho việc chế biến phân compost nhờ đó có thể giảm thiểu được chi phí tiêu hủy.

 Đối với chất thải công nghiệp sau khi phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển đến khu liên hợp xử lý chất thải rắn để xử lý. Tại khu xử lý được phân

loại thành các vật liệu có ích để tái chế, các chất thải nguy hại xử lý theo công nghệ hóa rắn, ổn định và đốt.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể hệ thống thu gom rác quận Bình Thạnh giai đoạn 2007 2020 (Trang 81 - 83)