Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể hệ thống thu gom rác quận Bình Thạnh giai đoạn 2007 2020 (Trang 65 - 67)

- Tuyến 3: Phan ĐăngLưu Trung tâm Ung Bướu 360 Nơ Trang

3.3. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp

Hiện tại, quận Bình Thạnh nói riêng và Tp.HCM nói chung vẫn chưa có hệ thống thu gom và vận chuyển rác công nghiệp hoàn chỉnh (bao gồm cả rác nguy hại). Chỉ có một phần rất nhỏ CTR công nghiệp được thu hồi, tái chế và tái sử dụng ngay trong các cơ sở công nghiệp hoặc tái chế bên ngoài do các cơ sở tư nhân đảm nhiệm. Phần lớn CTR công nghiệp, kể cả các chất thải nguy hại được vứt bỏ lẫn lộn với rác sinh hoạt và được đưa đến BCL và thậm chí còn đỗ bừa bãi xuống các kênh rạch, ra các khu đất trống, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh nghiêm trọng.

Rác công nghiệp trên địa bàn quận Bình Thạnh nói chung và Thành phố HCM nói riêng được xử lý tương tự như rác đô thị. Nghĩa là hầu hết được thu gom và xử lý chung với rác đô thị, một số được các cơ sở tái sử dụng hoặc bán lại chất thải cho các cơ sở sản xuất khác, một phần được đem vứt bỏ bừa bãi ra xung quanh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có con số thống kê chính xác phần trăm rác công nghiệp được thu gom, xử lý tại các cơ sở sản xuất.

- Đối với CTR sinh hoạt nguồi xả rác không được quản lý chặt chẽ, phân loại tại nguồn.

- Trình độ nhận thức của người dân chưa cao, xả rác bừa bãi.

- Thành phần rác sinh hoạt của quận chủ yếu là rác thực phẩm có độ ẩm (70- 80%) và hàm lượng chất hữu cơ (70%) cao.

- Rác công nghiệp chưa được quản lý và phân loại tại nguồn

- Rác thải của bệnh viện và các cơ sở y tế đã được phân loại tại nguồn nhưng còn chưa chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể hệ thống thu gom rác quận Bình Thạnh giai đoạn 2007 2020 (Trang 65 - 67)