Sơ lược lịch sử phát triển về quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể hệ thống thu gom rác quận Bình Thạnh giai đoạn 2007 2020 (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ, CÔNG NGHIỆP VAØ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LY.Ù

2.5. Sơ lược lịch sử phát triển về quản lý chất thải rắn

Chất thải rắn xuất hiện từ khi con người có mặt trên trái đất. Con người và động vật đã khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phục vụ cho đời sống của mình và thải ra các chất thải rắn. Khi ấy, sự thải bỏ các chất thải từ hoạt động của con người không gây ra vấn đề ô nhiễm trầm trọng bởi vì mật độ dân cư còn thấp, đời sống còn thiếu thốn. Bên cạnh đó, diện tích đất đai lại rộng nên còn có khả năng đồng hóa CTR, do đó đã không tổn hại đến môi trường.

Khi xã hội phát triển, con người sống tập hợp thành các nhóm, bộ lạc, cụm dân cư thì sự tích lũy các CTR trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Thực phẩm thừa và các loại chất thải khác bị thải bỏ bừa bãi khắp các nơi trong các thị trấn, trên các đường phố, trục lộ giao thông, các khu đất trống đã tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của các loài găäm nhấm như chuột,….Các loài găäm nhấm này là điểm tựa cho các sinh vật kí sinh như bọ chét sinh sống và phát triển. Chúng là nguyên nhân gây nên bệnh dịch hạch. Do không có kế hoạch quản lý CTR nên các mầm bệnh do nó gây nên đã lan truyền trầm trọng ở Châu Âu vào giữa thế kỷ XIV.

Mãi cho đến thế kỷ XIX, việc kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng mới được quan tâm. Người ta nhận thấy rằng CTR như thực phẩm thừa phải được thu gom và tiêu hủy hợp vệ sinh thì mới có thể kiểm soát loài găäm nhấm, ruồi, muỗi cũng như các vecter truyền bệnh.

Mối quan hệ giữa sức khỏe cộng đồng với việc lưu trữ, thu gom và vận chuyển các chất thải không hợp lý đã thể hiện rõ ràng. Có nhiều bằng chứng cho

thấy các bãi rác không hợp vệ sinh, các căn nhà ổ chuột, các nơi chứa thực phẩm thừa,…là môi trường thuận lợi cho chuột, ruồi, muỗi và vecter truyền bệnh sinh sản phát triển.

Thực tế cho thấy, việc quản lý CTR không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,…). Ví dụ như các bãi rác không hợp vệ sinh đã gây nhiễm bẩn các nguồn nước mặt, nước ngầm bởi nước rỉ rác và gây ô nhiễm không khí bởi mùi hôi. Kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới đã cho thấy gần 22 căn bệnh của con người phát sinh do môi trường bị ô nhiễm bởi việc quản lý CTR không hợp lý.

Các phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để xử lý CTR từ đầu thế kỷ XX là:

- Thải bỏ trên các khu đất trống

- Thải bỏ vào môi trường nước (sông, kênh, biển,…)

- Chôn lấp

- Giảm thiểu và đốt

Hiện nay, hệ thống quản lý CTR không ngừng phát triển, đặc biệt là ở Mỹ và các nước công nghiệp tiên tiến. Nhiều hệ thống quản lý CTR đạt hiệu quả cao nhờ sự kết hợp đúng đắn giữa các thành phần sau:

- Luật pháp và quy định quản lý CTR

- Hệ thống tổ chức quản lý

- Quy hoạch quản lý

- Công nghệ xử lý

Sự hình thành các luật lệ và quy định về quản lý CTR ngày càng chặt chẽ đã góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý CTR hiện nay.

doanh, dịch vụ ở các đô thị – khu công nghiệp được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt đóng góp tích cực cho sự phát triển đất nước, mặt khác tạo ra một khối lượng CTR ngày càng lớn (bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện,…). Việc thải bỏ một cách bừa bãi CTR không hợp lý ở các đô thị, khu công nghiệp là nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường, làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người.

Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị và khu công nghiệp còn rất yếu kém.

Theo báo cáo của diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 của World Bank, mỗi năm Việt Nam có khoảng 15 triệu tấn CTR phát sinh trong cả nước. Trong thập kỷ tới, tổng lượng CTR phát sinh được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh. Các khu vực đô thị chiếm 24% dân số cả nước nhưng lại chiếm hơn 50% tổng lượng CTR của cả nước và ước tính trong những năm tới lượng CTR công nghiệp sẽ tăng 50% và chất thải độc hại sẽ tăng gấp ba lần so với hiện nay.

Tại các vùng nông thôn, các phế thải của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp truyền thống như: thân lá cây, rơm rạ, vỏ hạt, phân gia súc,….Hầu như được sử dụng để đun nấu, làm phân bón hoặc chôn lấp. Những chất phế thải có nguồn gốc công nghiệp như chất dẻo, nhựa, kim loại, dư lượng hóa chất khó phân hủy,….Tuy chưa trở thành vấn đề bức xúc nhưng đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng.

Tại các đô thị và khu công nghiệp, việc thu gom và xử lý CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, chất thải nguy hại đang là vấn đề cấp bách. Năng lực thu gom CTR hiện nay ở tất cả các đô thị và khu công nghiệp của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 20-40%. Rác thải chưa phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Công việc nhặt và phân loại các phế thải có thể tái chế

do những người dân sinh sống bằng nghề bới rác thực hiện. Việc áp dụng các công nghệ tái chế CTR để tái sử dụng còn rất hạn chế, chưa được tổ chức và quy hoạch phát triển. Các cơ sở tái chế rác thải có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả tái chế còn thấp và quá trình hoạt động cũng gây ô nhiễm môi trường. Chỉ có một phần nhỏ rác thải (khoảng 1,5-5% tổng lượng rác thải) được tái chế biến thành phân bón vi sinh là chất mùn với công nghệ hợp vệ sinh.

Giải quyết vấn đề CTR là một bài toán phức tạp từ khâu phân loại CTR, tồn trữ, thu gom đến việc vận chuyển, tái sinh, tái chế và chôn lấp.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể hệ thống thu gom rác quận Bình Thạnh giai đoạn 2007 2020 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w