Phân tích và lựa chọn địa điểm xây dựng

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bia năng suất 25 triệu lít/năm (Trang 95 - 97)

IV. Tính điện

A. Phân tích và lựa chọn địa điểm xây dựng

Căn cứ vào mục đích thiết kế nhà máy bia năng suất 25 triệu lít/năm em lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy nằm trong khu công nghiệp Quang Minh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Chọn khu đất xây dựng nhà máy là khu đất hình vuông, có kích thước 160m × 160m, diện tích 2,56ha.

Khu công nghiệp Quang Minh là khu công nghiệp tập trung có diện tích rộng tổng diện tích lên tới 850 ha. Khu công nghiệp này mới được qui hoạch xây dựng, giai đoạn đầu 345 ha, giai đoạn 2 tăng thêm 402 ha và giai đoạn 3 sẽ tăng thêm 100 ha. Tỉnh Vĩnh Phúc đang kêu gọi đầu tư cho khu công nghiệp vào các dự án: sản xuất phụ tùng cơ khí, điện tử, điện lạnh, trang thiết bị nội thất, sản xuất chế biến lương thực thực phẩm… và tại đây đã có một số nhà máy sản xuất và chế biến thực phẩm được xây dựng trong đó đã có một số nhà máy đi vào hoạt động. Do đó việc xây dựng nhà máy bia ở đây là phù hợp với qui hoạch cụm kinh tế công nghiệp đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về mặt giao thông đây là nơi giao nhau giữa đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai. Khu công nghiệp nằm ngay cạnh đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài, cách sân bay Nội Bài 5 km và cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km. Trong khu công có ga đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai. Bên cạnh đó còn có các tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 18, quốc lộ 2. Theo quốc lộ 18 thì khu công nghiệp này cách cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân (Quảng Ninh) khoảng 150 km. Như vậy vị trí đặt nhà máy sẽ rất thuận lợi về mặt giao thông.

Sự thuận lợi về mặt giao thông cũng sẽ đảm bảo thông suốt cho sự vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu từ các nguồn cung cấp cho hoạt động sản xuất của nhà máy. Nguồn điện năng của nhà máy sử dụng lấy từ mạng lưới điện quốc gia cung cấp cho cả khu công nghiệp đảm bảo ổn định. Với nền địa chất và mạch nước ngầm ổn định nhà máy có thể sử dụng nguồn nước từ hệ thống giếng khoan và xử lý để đạt yêu cầu công nghệ.

Trong khu công nghiệp này và các khu công nghiệp gần đó như khu công nghiệp Bắc Thăng Long, khu công nghiệp Nội Bài đã có một số công ty nhà máy trong lĩnh vực xây lắp và vật liệu xây dựng hoạt động nên nhà máy mới

xây dựng sẽ rất thuận lợi trong việc lựa chọn nhà cung cấp vật liệu cũng như thực hiện vận chuyển lắp đặt nhà xưởng, máy móc thiết bị.

Các khu dân cư xung quanh, hay rộng hơn là các tỉnh thành lân cận, đặc biệt là khoảng cách không xa tới trung tâm thành phố Hà Nội cùng với sự thuận lợi về mặt giao thông sẽ đảm bảo thị trường phân phối, tiêu thụ cho sản phẩm của nhà máy. Điều này cũng sẽ đảm bảo nguồn nhân công kể cả những lao động có tay nghề hay những chuyên gia có trình độ cao cho công tác giám sát vận hành khi nhà máy đi vào hoạt động.

Như vậy địa điểm lựa chọn đã thỏa mãn các yêu câu chung đối với một nhà máy công nghiệp.

Đối với yêu cầu về kỹ thuật xây dựng: Khu vực này là giáp ranh giữa tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, phân hóa theo mùa rõ rệt, ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Hướng gió chủ đạo ở đây là gió Đông Nam đem hơi nước từ biển vào nên nhà thiết kế quay mặt chính ra hướng Đông Nam. Nơi đây có địa hình tương đối bằng phẳng, cao ráo, nền đất tự nhiên là đất sét pha cát, có cường độ chịu lực 2,0 kg/cm2, điều kiện thủy văn và nền địa chất ổn định không thuộc miền đứt gãy hay chịu tác động của núi lửa, khu vực này cũng không có các mỏ khoáng sản hay mỏ khí thiên nhiên. Những điều này đã đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật xây dựng của nhà máy.

Đối với yêu cầu về môi trường vệ sinh công nghiệp: Nhà máy đặt trong khu vực qui hoạch của khu công nghiệp nên đã được cách ly tránh gây tác động trực tiếp đến khu dân cư, các công trình công cộng hay các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trong diện được bảo tồn. Tuy nhiên để bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững nước thải trong quá trình sản xuất của nhà máy không được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh. Yêu cầu này có thể được thỏa mãn với thiết kế cho nhà máy một trạm xử lý nước thải, và nước thải của nhà máy sau khi qua xử lý để giảm mức độ ô nhiễm, đạt tiêu chuẩn của nước thải loại B mới được đổ vào hệ thống thoát nước thải chung của khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bia năng suất 25 triệu lít/năm (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)