Quy trình công nghệ xử lý nước cấp, nước thải

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bia năng suất 25 triệu lít/năm (Trang 33 - 36)

1. Xử lý nước cấp

Nước được lấy từ giếng khoan sẽ được lọc qua hệ thống bể cát bao gồm 2 bể lọc thô và 2 bể lọc tinh hoạt động luân phiên sẽ được chứa trong bể chứa trung gian để tiếp tục được xử lý để đạt yêu cầu phục vụ cho các hoạt động cụ thể.

* Nước dùng để nấu và rửa sữa men kết lắng:

Nước sau xử lý sơ bộ được bổ sung nước zaven và sục khí để khử trùng, rồi bơm qua cột lọc cát thạch anh để loại bỏ các tạp chất rắn. Tiếp theo nước được tẩy màu bằng than hoạt tính và khử clo dư. Cuối cùng nước được đi qua hệ thống lọc thẩm thấu ngược để loại bỏ các muối tan và tạp chất hữu cơ còn lại.

Nước sau xử lý có độ thuần khiết cao, đạt các chỉ tiêu: Tổng lượng sắt, mangan < 0,1mg/l

Hàm lượng chất rắn tồn đọng < 0,1mg/l Hàm lượng canxi, magie < 0,08mg/l Hàm lượng clo dư < 0,1mg/l

* Nước dùng để rửa chai:

Nước sau xử lý sơ bộ được bổ sung nước zaven và sục khí để khử trùng, rồi qua bể lọc chứa vật liệu khử sắt, mangan. Sau đó nước được tẩy màu bằng than hoạt tính và khử clo dư. Tiếp theo nước được làm mềm qua trao đổi ion (cationist), cuối cùng được tinh lọc bằng lọc lõi sợi. Nước sau xử lý ở đây có hàm lượng clo dư < 0,05mg/l.

2. Xử lý nước thải

Nước thải trong quá trình sản xuất của nhà máy qua hệ thống cống rãnh được đưa tới bể lắng sơ bộ tại đây nhờ quá trình lắng dưới tác dụng của trọng lực các tạp chất nặng được tách ra, các rác thải hữu cơ cũng được loại bỏ nhờ các song chắn rác. Tiếp theo nước được đưa qua bể điều hoà, ở đây nước sẽ được trung hoà một phần để thuận lợi cho các quá trình xử lý sinh học tiếp theo. Nước thải từ bể điều hoà sẽ được đưa qua bể mêtan hoá với lớp lọc là bùn chứa hệ vi sinh vật kị khí, tại đây nước thải sẽ được đi từ dưới lên qua lớp bùn, các cặn lắng sẽ được giữ lại ở dưới. Nước sau xử lý yếm khí sẽ chảy tràn qua các máng thu sang bể aeroten, ở đây thực hiện sục khí để tăng cường hoạt

động phân giải hiếu khí của hệ bùn hoạt tính. Sau đó nước thải được đưa qua bể lắng đứng để tách bùn rồi được lắng trong lần cuối ở bể tiếp xúc trước khi thải ra theo hệ thống nước thải bên ngoài nhà máy. Bùn thu được ở bể lắng đứng một phần tuần hoàn vào bể aeroten, phần còn lại được ép khô đưa sang bể ủ bùn và có thể sử dụng để làm phân bón.

Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B với các thông số như sau: pH = 5,5 – 9

BOD = 50 mg/l COD = 100 mg/l SS = 100 mg/l

Phần III: Lập kế hoạch sản xuất và tính cân bằng sản phẩm

A. Lập kế hoạch sản xuất

Nhà máy được thiết kế với năng suất 25 triệu lít bia/năm, cơ cấu sản phẩm 80% bia chai và 20% bia hơi. Nồng độ dịch đường trước lên men là 12˚Bx ứng với bia chai, và 10,5˚Bx ứng với bia hơi. Sử dụng nguyên liệu thay thế là gạo với tỉ lệ thay thế là 20% cho tổng lượng gạo và malt sử dụng.

Do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ở miền Bắc khí hậu có 4 mùa rất khác nhau vì vậy mà nhu cầu tiêu thụ bia các mùa cũng khác nhau. Mùa hè do thời tiết nóng nực nên nhu cầu sử dụng bia cao, trong khi mùa đông do thời tiết lạnh nhu cầu về bia giảm. Do đó nhà máy phải có kế hoạch sản xuất một cách hợp lý để lượng bia sản xuất ra tiêu thụ hết tránh lãng phí. Bảng kế hoạch sản xuất của nhà máy:

Quý I II III IV

Bia chai (triệu lít) 4,5 5,5 5,5 4,5

Bia hơi (triệu lít) 0,5 2,0 2,0 0,5

Tổng năng suất (triệu lít) 5,0 7,5 7,5 5,0

Một năm nhà máy sản xuất 300 ngày, trung bình mỗi tháng sản xuất 25 ngày, những ngày còn lại để duy tu, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Năng suất lớn nhất một tháng: 2,5 triệu lít.

Năng suất lớn nhất một ngày: 2500000/25 = 100000(lít). Mỗi ngày nấu 6 mẻ, năng suất một mẻ khoảng: 16700(lít).

B. Tính cân bằng sản phẩm

Trong quá trình sản xuất, tổn thất ở các công đoạn là không thể tránh khỏi nên trong trong quá trình tính toán ta đều phải tính đến lượng tổn thất ở từng công đoạn. Lượng tổn thất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng nguyên liệu, chế độ công nghệ thiết bị.

Để đơn giản ta tính cân bằng sản phẩm cho 1000l bia. Giả thiết: Malt có hàm ẩm 6%, hiệu suất hoà tan 80%.

Gạo có hàm ẩm 13%, hiệu suất hoà tan 85%. Tổn thất trong các quá trình lần lượt là: - Nghiền: 0,5%.

- Hồ hoá, đường hoá và lọc: 3% chất hoà tan. - Nấu hoa: 10% lượng dịch do nước bay hơi. - Lắng xoáy và lạnh nhanh: 2,5%.

- Lên men: 5%. - Lọc bia: 1,5%. - Bão hoà CO2: 0,5%.

- Chiết chai: 4%; chiết bock: 1%.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bia năng suất 25 triệu lít/năm (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)