Nội dung 4: Lấy mẫu phân tích hiện trạng chất lượng nước tại các kênh rạch ô nhiễm điển hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường nước mặt huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61 - 77)

CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG KÊNH RẠCH HUYỆN NHAØ BÈ

4.4.2. Nội dung 4: Lấy mẫu phân tích hiện trạng chất lượng nước tại các kênh rạch ô nhiễm điển hình

 Lựa chọn vị trí lấy mẫu và các chỉ tiêu phân tích

 Vị trí lấy mẫu: được lựa chọn dựa trên kết quả khảo sát sơ bộ ở trên. Các mẫu

được lấy từ các kênh rạch đặc trưng cho mức độ ô nhiễm và vai trò tiêu thoát nước trong KDC.

 Các chỉ tiêu phân tích: lựa chọn các chỉ tiêu phân tích đặc trưng cho các nguồn

ô nhiễm chính của địa phương (chủ yếu là ô nhiễm do nước thải và CTR sinh

hoạt): pH, COD, BOD5, TSS, Coliforms, tổng N, tổng P. Ngoài ra, ở các vị trí

bị ảnh hưởng bởi các hoạt động công nghiệp đặc trưng như các kênh rạch nằm tại TTNhà Bè (chịu ảnh hưởng từ hoạt động của Tổng kho xăng dầu Nhà Bè) phân tích thêm chỉ tiêu tổng dầu.

 Các vị trí lấy mẫu cụ thể và chỉ tiêu phân tích tương ứng được trình bày trong

GVHD: PGS.TS Lê Thanh Hải

SVTH: Hồ Thị Thu Huyền 62

Bảng 23. Danh sách các điểm lấy mẫu

STT Tên rạch Vị trí lấy Chỉ tiêu phân tích

1 Rạch Ba Bọng – KP4 –

TTNB

Cuối rạch pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho,

tổng Nitơ, Tổng dầu, tổng Coliforms

2 Rạch Nò – KP7 – TTNB Giữa rạch pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho,

tổng Nitơ, tổng Coliforms

3 Mương thoát nước tổ 5 –

KP6 – TTNB

Giữa rạch pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho,

tổng Nitơ, Tổng dầu, tổng Coliforms 4 Rạch cây Mắm – Ấp 4 – – X.Phước Kiển Cuối rạch tại cửa S.Phước Long

pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho,

tổng Nitơ, tổng Coliforms

5 Rạch cây Mắm – Ấp 4 –

X.Phước Kiển

Đầu rạch pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho,

tổng Nitơ, tổng Coliforms 6 Rạch Bờ Băng –Ấp 2 – X.Phú Xuân Cống thoát nước cuối rạch

pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho,

tổng Nitơ, tổng Coliforms

7 Rạch Tư Hóa – Ấp 3 –

X.Phú Xuân

Giữa rạch pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho,

tổng Nitơ, tổng Coliforms

8 Rạch Bà Chồi – Ấp 2–

X.Long Thới

Cuối rạch pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho,

tổng Nitơ, tổng Coliforms

9 Rạch Thanh Niên – Ấp 2

– X.Long Thới

Giữ rạch pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho,

tổng Nitơ, tổng Coliforms

10 Kênh Cây Khô –

X.Phước Lộc

Giữa kênh pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho,

 Phương pháp lấy mẫu và phân tích: quá trình lấy mẫu được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 5996:1995, hướng dẫn lấy mẫu nước mặt

 Thiết bị lấy mẫu

Vật liệu: các bình polyetylen, polypropylen, polycacbonat và thủy tinh (lấy mẫu vi sinh).

Thiết bị: bình rộng miệng (thí dụ xô hoặc ca) xuống ngay dưới mặt nước.

 Phương pháp lấy mẫu

 Lấy mẫu để phân tích lý hóa học: nhúng trực tiếp bình chứa mẫu xuống sông.

 Lấy mẫu để phân tích vi sinh: Ngay sau khi nạp mẫu phải đậy kín.

 Vận chuyển, ổn định và lưu giữ mẫu

 Bình chứa mẫu chuyển đến phòng thí nghiệm phân tích phải được đậy kín

 Lưu giữ mẫu: làm lạnh đến 4oC.

 Nhận dạng mẫu và ghi chép: các bình mãu cần được đánh dấu rõ ràng.

Bản ghi chi tiết của báo cáo lấy mẫu gồm những điểm sau:

 Tên sông hoặc suối

 Nơi lấy mẫu (phải mô tả đầy đủ để người khác có thể tìm thấy vị trí chính

xác mà không cần hướng dẫn gì thêm)

 Điểm lấy mẫu

 Ngày tháng và giờ lấy mẫu

 Tiêu chuẩn đánh giá: kết quả phân tích được đánh giá theo tiêu chuẩn chất

lượng nước mặt TCVN 5942 – 1995, cột B. Đối với các chỉ tiêu phân tích không

được quy định trong tiêu chuẩn này (tổng N, tổng P), đề tài so sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp TCVN 5945:2005, cột A – chất lượng nước thải đổ vào các vực nước dùng làm nước cấp cho mục đích sinh hoạt.

 Kết quả phân tích

GVHD: PGS.TS Lê Thanh Hải

SVTH: Hồ Thị Thu Huyền 64

Bảng 24. Kết quả phân tích mẫu nước mặt trên các kênh rạch Huyện Nhà Bè

STT Tên mẫu pH BOD5

(mgO2/l) COD (mgO2/l) TSS (mg/l) Tổng P (mg/l) Tổng N (mg/l) Tổng dầu (mg/l) Coliform (MPN/100ml ) Mẫu 1 Rạch Ba Bọng–TTø NB 6,68 31 201 338 0,46 0,56 2,89 3,5.106 Mẫu 2 Rạch Nò–TT NB 7,08 29 47 60 0,95 5,88 2,2.106

Mẫu 3 Mương thoát nước tổ 5–TT NBø 7,43 32 51 100 1,26 10,5 0,8 9,2.106

Mẫu 4 Cuối Rạch Cây Mắm–Phước Kiển 6,88 3 7 108 0,16 1,16 7.104

Mẫu 5 Đầu Rạch Cây Mắm–Phước Kiển 7,28 130 207 58 6,8 73,7 9,8.107

Mẫu 6 Rạch Bờ Băng–Phú Xuân 6,93 22 30 102 0,61 6,9 1,1.108

Mẫu 7 Rạch Tư Hóa–Phú Xuân 7,05 38 55 90 1,1 7,8 2,4.106

Mẫu 8 Rạch Bà Chồi–Long Thới 7,17 31 45 47 0,84 4,6 1,8.106

Mẫu 9 Rạch cầu Thanh Niên–Nhơn Đức 7,18 12 42 55 0,21 7,6 2,2.106

Mẫu 10 Kênh Cây Khô–Phước Lộc 7 9 15 138 0,13 2,35 1,9.105

TCVN 5942:1995 (cột B) 5,5 – 9 25 35 80 0,3 104

Đánh giá

pH: tất cả các mẫu đều có giá trị pH nằm trong giới hạn cho phép và đều không quá

cao, dao động từ 6,68 (Rạch Ba Bọng – Xã Phú Xuân) – 7,43 (Mương thoát nước tổ 5 – TT Nhà Bè)

BOD5: đặc trưng cho ô nhiễm hữu cơ

 Có 6 mẫu nước có nồng độ BOD5 vượt tiêu chuẩn từ 1,16 lần (Rạch Nò – TT Nhà

Bè) đến 5,2 lần (Rạch Cây Mắm, Xã Phước Kiển).

 5 mẫu có giá trị BOD5 gần bằng nhau (29 – 38 mgO2/l): là các mẫu được lấy từ các

kênh rạch nằm trong KDC (TT Nhà Bè, Xã Phú Xuân, Chợ Bà Chồi – Xã Long Thới), nên lượng rác sinh hoạt nhiều (lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước lớn).

 Mẫu số 5 có giá trị BOD5 cao nhất trong 10 mẫu vì kênh rạch lấy mẫu nằm sát khu

vực chăn nuôi, chất thải và nước thải chăn nuôi được đưa trực tiếp ra kênh không qua xử lý làm lượng chất hữu cơ trong nước cao hơn hẳn so với các khu vực khác.

 Có 4 mẫu nước có nồng độ BOD5 vẫn nằm trong giới hạn cho phép từ 3 – 22 mg/l,

trong đó:

 Mẫu số 4 có giá trị BOD5 thấp nhất vì mẫu được lấy ở cuối rạch Cây Mắm, tại

cửa sông Phước Long, nên lượng chất hữu cơ đã được hòa tan một phần và một phần tích tụ dưới đáy kênh khi lưu thông dòng chảy.

 Mẫu số 6 (Rạch Bờ Băng – xã Phú Xuân): tuy xã Phú Xuân có mật độ dân cư

đông nhưng do, mẫu nước được lấy tại cống xả của rạch, khu vực đổ ra sông

Soài Rạp nên một phần chất ô nhiễm đã bị pha loãng nên nồng độ BOD5 vẫn

chưa vượt qua tiêu chuẩn.

 Mẫu số 9 (Rạch Cầu Thanh Niên – xã Nhơn Đức) có BOD5 không vượt tiêu

GVHD: PGS.TS Lê Thanh Hải

SVTH: Hồ Thị Thu Huyền 66

Đức nhưng do mẫu nước được lấy tại hợp lưu của sông Cầu Bà Sáu và rạch nên lượng chất hữu cơ đã được giảm đi rất nhiều do pha loãng nồng độ.

 Mẫu số 10 (Kênh Cây Khô – xã Phước Lộc): Kênh Cây Khô là kênh có vai trò

quan trọng nhất trong tiêu thoát nước và giao thông đường thủy của xã Phước Lộc. Do mật độ dân cư, tốc độ đô thị hóa và trình độ phát triển kinh tế xã hội còn ở mức thấp so với toàn Huyện nên Kênh này hiện tại tình trạng ô nhiễm

chưa nghiêm trọng, lượng chất hữu cơ còn khá thấp (BOD5 thấp).

COD: đặc trưng cho ô nhiễm hữu cơ

 Có 7 mẫu nước có nồng độ COD vượt tiêu chuẩn từ 1,2 lần (Rạch cầu Thanh Niên –

X. Nhơn Đức) đến 5,9 lần (Rạch Cây Mắm, Xã Phước Kiển).

 Mẫu số 1 có giá trị COD cao (thứ 2 trong 10 mẫu) là do mẫu nước được lấy tại

kênh có tình trạng lấn chiếm làm nhà ở của người dân, họ xay dựng nhà vệ sinh ngay trên lòng kênh.

 Mẫu số 5 có giá trị COD cao nhất trong 10 mẫu vì kênh rạch lấy mẫu nằm sát

KDC đông, ngay phía trên là chuồng chăn nuôi, chất thải và nước thải chăn nuôi được đưa trực tiếp ra kênh không qua xử lý làm lượng chất hữu cơ trong nước cao hơn hẳn so với các khu vực khác.

 5 mẫu còn lại có giá trị COD gần bằng nhau (từ 42 – 55 mg O2/l): nguyên nhân chính là từ rác và nước thải sinh hoạt, giá trị này không quá cao chứng tỏ tình trạng ô nhiễm tại các kênh này chưa thực sự nghiêm trọng.

 Có 3 mẫu nước có nồng độ COD vẫn nằm trong giới hạn cho phép từ 7 – 30 mgO2/l,

trong đó:

 Mẫu số 10 (Kênh Cây Khô – xã Phước Lộc): Kênh Cây Khô là kênh có vai trò

quan trọng nhất trong tiêu thoát nước và giao thông đường thủy của xã Phước Lộc. Do mật độ dân cư, tốc độ đô thị hóa và trình độ phát triển kinh tế xã hội

còn ở mức thấp so với toàn Huyện nên Kênh này hiện tại tình trạng ô nhiễm chưa nghiêm trọng, lượng chất hữu cơ còn khá thấp (COD thấp).

 Mẫu số 6 (Rạch Bờ Băng – xã Phú Xuân): tuy xã Phú Xuân có mật độ dân cư

đông nhưng do, mẫu nước được lấy tại cống xả của rạch, khu vực đổ ra sông

Soài Rạp nên một phần chất ô nhiễm đã bị pha loãng hay tích tụ nên nồng độ

COD vẫn chưa vượt qua tiêu chuẩn.

 Mẫu số 4 có giá trị COD thấp nhất vì mẫu được lấy ở cuối rạch Cây Mắm, tại

cửa sông Phước Long, nên lượng chất hữu cơ đã được hòa tan một phần và một phần tích tụ dưới đáy kênh khi lưu thông dòng chảy.

TSS:

 Có 6 mẫu có giá trị TSS vượt qua tiêu chuẩn quy định từ 1,12 lần (rạch Tư Hóa – xã

Phú Xuân) – 4,2 lần (rạch Ba Bọng – TT Nhà Bè):

 Mẫu số 1: có TSS cao nhất (338 mg/l) vì mẫu nước được lấy tại rạch Ba Bọng,

nằm giữa kho xăng A (Tổng kho xăng Nhà Bè) và KDC đông đúc, rác sinh hoạt và váng dầu tích tụ nhiều, thêm vào đó là hoạt động của các xà lan nên lượng chất rắn càng gia tăng.

 Mẫu số 4 và 6: có giá trị TSS gần bằng nhau (102 và 108 mg/l). Nguyên nhân là

do các rạch này nằm tại hợp lưu với các sông lớn (Soài Rạp và Phước Long), nên chịu ảnh hưởng bởi hoạt động vận chuyển và súc rửa của xà lan.

 Mẫu số 3 và 7: lấy ngay tại miệng xả của ống thoát nước thải sinh hoạt từ hộ

dân, lượng cặn rắn nhiều do chưa kịp rửa trôi và pha loãng.

 Mẫu 10: có giá trị TSS bằng 138 mg/l, khá cao so với tiêu chuẩn vì đây là kênh

lớn nhất xã Phước Lộc, là nơi tích tụ chủ yếu các chất ô nhiễm rửa trôi từ các nhánh kênh khác trong xã.

GVHD: PGS.TS Lê Thanh Hải

SVTH: Hồ Thị Thu Huyền 68

 Có 4 mẫu có giá trị TSS vẫn nằm trong giới hạn cho phép và xấp xỉ bằng nhau (từ 47

– 60 mg/l). Nguyên nhân chính là nước thải sinh hoạt từ các kênh rạch này chứa các chất vô cơ ở dạng hòa tan (muối) hay đất đá ở nồng độ thấp.

Tổng Nitơ và tổng Photpho: Là nguồn dinh dưỡng cho các loài thực vật dưới nước

 Trong 10 mẫu chỉ có duy nhất một mẫu có 2 giá trị này vượt qua tiêu chuẩn quy định

là mẫu nước lấy tại Rạch Cây Mắm – xã Phước Kiển, ở khu vực chăn nuôi. Chất thải từ chăn nuôi là nguồn dinh dưỡng cho các loài thực vật trong nước.

 Các mẫu còn lại có giá trị tổng Nitơ và tổng Photpho nhỏ hơn rất nhiều lần giới hạn

(cụ thể: tổng Photpho: 0,13 – 126 mg/l; tổng Nitơ: 0,56 – 10,5 mg/l).

Tổng dầu:

 Có 2 mẫu nước (1 và 3) được phân tích chỉ tiêu tổng dầu (đều thuộc kênh rạch trong

TT Nhà Bè) và cả 2 mẫu đều có giá trị vượt mức quy định. Chứng tỏ nước tại các kênh này bị ảnh hưởng bởi Kho xăng mặc dù Mương thoát nước, nơi lấy mẫu số 3, không nằm gần kho xăng.

 Chỉ mẫu 1 được lấy tại rạch gần Tổng kho (kho A) nên có giá trị tổng dầu cao hơn rất

nhiều so với tiêu chuẩn (2,89 so với 0,3) vì nước kênh không chỉ chịu ảnh hưởng bởi dầu từ Tổng kho mà còn chịu ảnh hưởng bởi hoạt động liên tục của các xà lan chở dầu trên rạch. Qua đó, ta cũng thấy được nước thải từ kho xăng Nhà Bè có tác động rất lớn đến chất lượng nước mặt tại các kênh trong khu vực thị trấn.

Tổng Coliforms: giúp xác định mức độ ô nhiễm vì nó hiện diện trong phân người và gia súc

 Tất cả các mẫu nước đều có giá trị Coliforms vượt ngưỡng tiêu chuẩn từ 7 lần (khu

vực cửa sông Phước Long) đến 11000 lần (khu vực chăn nuôi).

 Vì các kênh rạch tại tất cả vị trí lấy mẫu đều nằm trong KDC , là nơi tiếp nhận chất

thải từ các nhà vệ sinh, chuồng chăn nuôi xây dựng ngay trên lòng kênh. Vị trí lấy mẫu càng gần KDC, lượng chất thải càng lớn, giá trị Coliforms càng cao và ngược

lại, mẫu lấy tại khu vực hạ nguồn (hợp lưu giữa kênh rạch với các sông lớn), mật độ dân cư ít thì giá trị Coliforms càng nhỏ.

4.5. Đánh giá

Thông qua quá trình khảo sát thực tế và các kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại 10 vị trí đã trình bày trong bảng trên có thể đánh giá các nguyên nhân gây ô nhiễm kênh rạch trên địa bàn Huyện Nhà Bè như sau:

Nhận định chung: Hầu hết các kênh rạch đã có dấu hiệu ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ và vi sinh.

Cụ thể:

Dọc theo các kênh rạch luôn tập trung dân cư đông đúc, đặc biệt là khu vực thị trấn Nhà Bè và xã Phú Xuân, hàng ngày thải ra một khối lượng khá lớn rác sinh hoạt. Chỉ một phần lượng rác này được thu gom, còn lại đều được người dân đổ thẳng xuống kênh rạch mà không qua một công đoạn xử lý hay phân loại sơ bộ nào. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng ô nhiễm hiện nay tại các kênh rạch ở Huyện Nhà Bè. Không những thế, tại các KDC tập trung đều không được xây dựng hệ thống thoát nước hay hệ thống thoát nước hoạt động không hiệu quả nên khi trời mưa hay khi có hiện tượng triều cường thì tình trạng ngập úng lại xảy ra, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân.

Mặc dù là một Huyện ngoại thành, mật độ dân cư so với các quận nội thành không quá cao nhưng hiện tại các kênh rạch trong KDC ở Nhà Bè lại ô nhiễm hơn 1

GVHD: PGS.TS Lê Thanh Hải

SVTH: Hồ Thị Thu Huyền 70

số kênh rạch chính trong nội thành. Dọc theo bờ kênh Đôi – Tẻ tập trung gần 4000 hộ dân, với số người khoảng 33 600 người, là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng nước kênh ngày càng trở nên xấu hơn, nhưng thực tế tuyến kênh này vẫn không ô nhiễm bằng các kênh trong KDC tại Nhà Bè. Theo Kết quả đo đạc của Chi cục

BVMT Thành phố Hồ Chí Minh (2005), nồng độ Coliforms tại đây dao động từ 3,6.104

đến 1,1.105 trong khi đó mẫu nước lấy tại Nhà Bè có giá trị Coliforms từ 7.104 đến

1,1.108, cao hơn rất nhiều lần.

Hình 3. Rác sinh hoạt nổi đầy mặt rạch (Ảnh chụp tại Rạch Đình – xã Phú Xuân)

Hình 4. Ô nhiễm do rác sinh hoạt

(Ảnh chụp tại Rạch Tổ 6 – ấp 1 – xã Long Thới)

Sự phát triển của các loài thực vật nước (dừa nước, lau sậy, rau muống…) và hiện tượng bồi lắng của bùn đã làm cho khả năng lưu thông dòng chảy gần như không còn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động giao thông thuỷ. Vì thế, ở một số rất ít các kênh rạch, khi nước lên chỉ còn khả năng lưu thông ghe nhỏ. Bên cạnh đó, sự phát triển các loại cây này dọc theo các bờ kênh cũng gây tích tụ một lượng lớn rác thải, làm gia tăng tình trạng ô nhiễm.

GVHD: PGS.TS Lê Thanh Hải

SVTH: Hồ Thị Thu Huyền 72

Hình 5. Bùn lắng và dừa nước làm mất dòng chảy tại Rạch Kho B – TT Nhà Bè

Cũng như các hệ thống kênh rạch khác của thành phố, kênh rạch tại Nhà Bè bị ảnh hưởng mạnh bởi thủy triều. Một vài kênh còn bị ảnh hưởng bởi nhiều hướng. Kết quả là các chất ô nhiễm tồn đọng lại trong kênh và dần bị tích tụ. Sự ô nhiễm nước trong kênh không chỉ làm xấu cảnh quan mà còn ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe cộng đồng, đến giao thông thủy (vì rạch bị cạn, không đảm bảo độ sâu chạy tàu, thường bị kẹt rác).

Người dân lấn chiếm bờ kênh để xây dựng nhà ở. Vì thế, các nhà vệ sinh, chuồng trại nuôi heo đã được xây ngay trên lòng rạch và nước thải cũng như phân heo đã được thải trực tiếp xuống rạch gây ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm mùi rất lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường nước mặt huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)