KDC tập trung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường nước mặt huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh (Trang 51 - 56)

Nước thải

 Nguồn cấp nước:

o Công ty cấp nước thành phố

o Nước giếng khoan

o Chương trình Nước sạch nông thôn

o Nước mưa

 Nguồn gốc: từ sinh hoạt hàng ngày của người dân như tắm rửa, ăn uống, vệ

sinh và chăn nuôi tại nhà, có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ.

 Các KDC hiện hữu tại Nhà Bè phân bố chủ yếu tại Xã Phú Xuân và TT Nhà

Bè, tập trung đông nhất dọc theo 2 tuyến đường chính Huỳnh Tấn Phát và

Nguyễn Bình. Tại 2 khu vực này, dân số khoảng 31.847 người[7], trong đó:

o Xã Phú Xuân: 14.855 người, mật độ 1.483 người/km2

o TT Nhà Bè: 16.992 người, mật độ 2.837 người/km2

 Còn lại là dân cư nông thôn, với dân số khoảng 43.108 người

 Với dân số như vậy, hàng ngày thải ra một lượng nước thải ước tính khoảng

10.500m3/ngày đêm, lấy hệ số phát sinh nước thải là 141l/người/ngày đêm[8].

 Trong tương lai, tại Nhà Bè sẽ có thêm 4 KDC đô thị mới và 2 KDC nông thôn[9], khi đó lưu lượng nước thải được ước tính như sau:

[7] Công ty thiết kế kiến trúc PA, Đồ án quy hoạch tổng thể thoát nước KDC hiện hữu thị trấn Nhà Bè, xã Phú Xuân, tháng 4/2006

GVHD: PGS.TS Lê Thanh Hải

SVTH: Hồ Thị Thu Huyền 52

Bảng 19. Ước tính lưu lượng nước thải và dân số

2010 2020

Dân số trong khu vực (người) 100.985 [10] 133.285 [11]

Lưu lượng nước thải trung bình[12]

(m3/ngày)

24.236 31.988

Lưu lượng nước thải cực đại[12]

(m3/ngày)

32.315 42.651

 Hiện nay, tại các KDC chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung vì thế nước

thải từ các hộ gia đình đều được thải trực tiếp ra kênh rạch gần đó mà không qua bất kỳ một công đoạn xử lý sơ bộ nào chỉ một phần nhỏ là tự thấm. Mặt khác hệ thống thoát nước tại KDC cũng chưa được đầu tư xây dựng hay hay được xây dựng nhưng hoạt động không hiệu quả, nên mỗi khi trời mưa hay có triều cường thì tình trạng ngập úng lại xảy ra.

Chất thải rắn

 Rác từ các KDC bao gồm thực phẩm thừa, tro bếp, giấy vụn, đồ dùng gia đình

bị hư hỏng, các bao nylon gói hàng, giày dép quần áo hỏng….

 Hiện tại, với dân số 74.955 người, lượng CTR thải ra hàng ngày tại đây là

khoảng 34 tấn (hệ số phát sinh CTR là 0,45 kg/người/ngày[13]). Đến năm 2020,

[9] Hội đồng nhân dân Huyện Nhà Bè, Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2007 của UBND Huyện Nhà Bè, ngày 19/01/2007

[10] Số liệu dự báo trong báo cáo Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Nhà Bè thời kỳ 1998 - 2010, Ủy Ban Nhân dân huyện Nhà Bè, tháng 4/1999

[11] Số liệu ước tính của đề tài dựa trên tốc độ tăng trưởng dân số giai đoạn 2000 - 2010 dự báo trong báo cáo Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Nhà Bè thời kỳ 1998 - 2010, Ủy Ban Nhân dân huyện Nhà Bè, tháng 4/1999

[12] Số liệu ước tính dựa trên định mức nước cấp theo tiêu chuẩn xây dựng 33:2006 của Bộ Xây dựng, định mức tính toán cho dân cư thành phố lớn, thành phố du lịch, khu công nghiệp lớn (định mức cấp nước 300 lit/người/ngày, nước thải chiếm 80% lượng nước cấp)

khi dân số tăng lên 133.285 người, lượng chất thải sẽ tăng gần gấp đôi so với thời điểm hiện tại (khoảng 60 tấn).

Hiện trạng thu gom – vận chuyển CTR

 Rác thải sinh hoạt từ KDC phần lớn được xe rác của công ty DVCI Nhà Bè

đến thu gom tận nhà (chi phí 10 000đ/gia đình/tháng), một phần người dân đổ tại bô rác gần nhà và được các cơ sở tư nhân đến thu gom. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng người dân đổ rác trực tiếp xuống kênh, gây tắc nghẽn dòng chảy, gây mùi hôi thối và tạo môi trường thích hợp cho sự phát triển của các loại dịch bệnh.

o Lực lượng thực hiện thu gom và vận chuyển CTR bao gồm chủ yếu là các

đội vận chuyển của Công ty DVCI Huyện Nhà Bè và tổ thu gom rác dân lập.

o Hiện nay tại Nhà Bè chưa hình thành các trạm trung chuyển nên rác sau khi

được thu gom vào các xe đẩy tay được đưa đến xe ép và được xí nghiệp vận chuyển của Công ty DVCI Quận Gò Vấp về trạm ép rác kín 12 Quang

Trung – Gò Vấp, từ đó chở đếncông trường xử lý Gò Cát, Phước Hiệp.

 Hiệu quả thu gom

Bảng 20. Thống kê hiệu quả thu gom rác trên địa bàn Huyện Nhà Bè

STT Xã/TT Số hộ gia đình Tỷ lệ thu gom từ Công ty DVCI Nhà Bè (%) Tỷ lệ thu gom rác dân lập (%) 1 Nhà Bè 3600 22,8 19,4 2 Hiệp Phước 1825 2,6 0 3 Long Thới 1099 14,4 0 4 Nhơn Đức 1900 3,7 0 5 Phước Lộc 1000 0 0 6 Phước Kiển 2600 7,7 5,4

GVHD: PGS.TS Lê Thanh Hải

SVTH: Hồ Thị Thu Huyền 54

Nguồn. Phòng TN-MT Huyện Nhà Bè, Báo cáo về tình hình thực hiện thu gom rác dân lập tại địa bàn Huyện Nhà Bè, 2006

Nhận xét:

 TT Nhà Bè có tỷ lệ rác được thu gom tốt nhất trong khi đó xã Phước Lộc rác

chủ yếu vẫn chưa được thu gom.

 Còn nhiều xã chưa thành lập các tổ thu gom rác dân lập (4/7 xã - TT)

 Tỷ lệ rác được thu gom rất thấp, phần lớn người dân thải bỏ rác xuống kênh

rạch hay các khu vực đất trống.

3.4.Kết luận

 Mặc dù có sự hoạt động của nhiều nguồn cấp nước khác nhau nhưng hiện tại

các nguồn này chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương. Phần lớn người dân tại Nhà Bè vẫn thiếu nước, vẫn phải sử dụng các nguồn nước không đảm bảo vệ sinh cho sinh họat hàng ngày, đây cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh tật ở người, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa.

 Bên cạnh đó, do không có hệ thống xử lý nước thải tập trung của KDC cũng

như hệ thống công thoát nước, nên nước thải từ nhà dân cũng như từ các cơ sở sản xuất lại trực tiếp đổ vào kênh rạch, làm gia tăng thêm nguy cơ ô nhiễm và bệnh tật.

 Các nguồn ô nhiễm chính tại Nhà Bè vẫn đang hàng ngày thải vào môi trường

một lượng chất thải rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường tại địa phương, đặc biệt là môi trường nước.

 Trong tương lai, khi KCN Hiệp Phước được hoàn thiện, hệ thống cảng biển đi

vào hoạt động, các KDC được xây dựng, TM-DV phát triển khi đó chất lượng môi trường sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với hiện tại. Vì thế khi nghiên

cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường cho Huyện Nhà Bè cần đặc biệt tập trung vào các đối tượng này.

 Nếu có các chính sách hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể thì khả năng tham gia các

hoạt động bảo vệ môi trường của người dân tại Nhà Bè là khá cao, đây cũng là một thuận lợi cho các nhà quản lý khi tiến hành thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

GVHD: PGS.TS Lê Thanh Hải

SVTH: Hồ Thị Thu Huyền 56

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường nước mặt huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)