Giới thiệu hệ thống kênh rạch tại Nhà Bè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường nước mặt huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh (Trang 56 - 58)

CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG KÊNH RẠCH HUYỆN NHAØ BÈ

4.2. Giới thiệu hệ thống kênh rạch tại Nhà Bè

 Toàn Huyện Nhà Bè có khoảng 2570 ha sông suối lớn nhỏ, tạo mật độ khá dày

đặc (5 – 7 km/km2), chiếm hơn 26% diện tích toàn Huyện (theo Quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế xã hội Huyện Nhà Bè thời kỳ 1998 – 2010). Đây

chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các hoạt động giao thông đường thủy.

 Huyện Nhà Bè có hai sông chính là Nhà Bè và Soài Rạp, là các sông thuộc hạ

lưu hệ thống sông Đồng Nai. Cả hai sông này đều có chiều rộng trung bình khoảng 1000m trở lên (rộng hơn 3 lần sông Sài Gòn).

 Sông Soài Rạp nằm ở phía Nam Huyện Nhà Bè, bắt nguồn từ mũi Bình Khánh

ra đến biển, nằm dọc theo xã Hiệp Phước. Sông Soài Rạp rộng 1300m, sâu 11m, ra đến biển nó nhập chung với dòng chảy của sông Vàm Cỏ Đông, tạo nên bãi bồi ngầm tại cửa sông Đồng Tranh. Phía Tây sông Soài Rạp có KCN Hiệp Phước, chủ yếu dành cho đầu tư phát triển công nghiệp nặng, là khhu công nghiệp trọng điểm, duy nhất của Huyện.

 Sông Nhà Bè nằm ở phía Đông Huyện Nhà Bè, chảy dọc theo thị trấn Nhà Bè,

xã Phú Xuân, xã Long Thới và một phần của xã Hiệp Phước. Sông Nhà Bè có chiều dài khoảng 5 km, rộng 1000 – 1450m, sâu gần 19m. Sông Nhà Bè chảy

ra biển Đông bằng hai ngả chính là ngả Soài Rạp và ngả Lòng Tàu (là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn).

 Cùng với sông Sài Gòn tạo thành hệ thống sông lớn tiếp nhận toàn bộ nước

thải nội thành và các huyện ngoại thành để thoát ra biển theo 2 hướng chính là cửa Soài Rạp ra vịnh Đồng Tranh và sông Ngã Bảy (rộng từ 600 – 800m, sâu trung bình 15 – 20m) ra vịnh Gành Rái. Có 15 cửa xả trực tiếp ra sông Sài Gòn ở khu vực từ kênh Thanh Đa đến Tân Thuận, đây cũng là tuyến giao thông quan trọng từ biển vào cảng Sài Gòn.

 Ngoài hai sông chính, Nhà Bè còn có các sông khác như Sông Mương Chuối

(giữa xã Phú Xuân và Long Thới), sông Phước Long (xã Phước Kiển), sông Kinh Đồng Điền (xã Hiệp Phước và Long Thới) … cũng có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế và giao thông đường thủy tại địa phương.  Không chỉ có mạng lưới sông suối khá phức tạp, Huyện Nhà Bè còn có hệ

thống kênh rạch dày đặc, chiếm 1 diện tích khá lớn toàn Huyện. Các kênh rạch tại Nhà Bè thuộc hệ thống Rạch Cần Giuộc – Mương Chuối. Hệ thống này nhận nước thải của hệ thống kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Đôi – kênh Tẻ để thoát nước ra sông Nhà Bè và đổ ra biển.

 Các kênh rạch chính tại Nhà Bè:

o Rạch Ông Lớn – Rạch Đĩa, Phú Xuân

o Rạch Cây Khô – Mương Chuối

o Rạch Dơi, Sông Kinh – Rạch Rộp

o Rạch Mương Lớn

o Rạch Dừa, Rạch Giồng, Kinh Lộ

GVHD: PGS.TS Lê Thanh Hải

SVTH: Hồ Thị Thu Huyền 58

 Các tuyến rạch này đóng vai trò quan trọng cung cấp nước tưới tiêu, chăn nuôi,

nuôi trồng thuỷ sản và thoát nước mưa, nước thải...Tuy nhiên, hiện nay phần lớn nước từ các kênh này không thể sử dụng được vì bị ô nhiễm.

4.3.Phương pháp tiến hành

 Khảo sát thực địa các kênh rạch có dấu hiệu ô nhiễm

 Lấy mẫu và phân tích chất lượng nước tại các kênh rạch ô nhiễm điển hình

 So sánh kết quả phân tích mẫu với các tiêu chuẩn hiện hành

4.4.Nội dung thực hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường nước mặt huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)