Các yếu tố hình thành nên sức cạnh tranh của sản phẩm 1.Quy trình sản xuất và chất lợng sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Cty May chiến Thắng trên thị trường quốc tế (Trang 40 - 42)

2.2.1.1.Quy trình sản xuất và chất lợng sản phẩm

Do nhận làm hàng gia công là chủ yếu, nên Công ty thờng sản xuất bằng các nguyên phụ liệu do bên đặt hàng cung cấp, ngoài ra cũng có thể nhập khẩu trực tiếp NPL từ nớc ngoài (thờng chỉ chiếm dới 2% tỷ trọng nhập khẩu). Các mặt hàng NPL đợc sử dụng chủ yếu là các loại vải dệt thoi từ xơ staple có tỷ trọng xơ 85% trở lên, hoặc dới 85% nếu trọng lợng bông pha không quá 170g/m2. Ngoài ra là một số hàng vải dệt kim, vải thấm tẩm, vải giả da, da thuộc, sợi xe từ lông động vật. Các phụ liệu khác nh bông, chỉ, khuy, khoá... đợc cung cấp bởi các công ty trong nớc. Bảng số dới đây cho thấy tình hình nhu cầu tiêu dùng NPL cho sản xuất của Công ty trong thời gian qua.

Bảng 4 . Cơ cấu NPL nhập khẩu

Đơn vị : USD

Mặt hàng Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001

1. Vải các loại 8.318.286 8.080.378 7.492.552 8.456.465 2. Vải giả da 33.822 1.353.405 722.011 1.123.452 3. Phụ liệu các loại 2.230.940 3.979.084 3.309.640 3.345.421 4. Da thú các loại 2.264.762 3.556.629 2.334.140 2.451.336

Tổng giá trị 12.847.810 16.969.496 13.858.343 15.376674

(Nguồn : CTy May Chiến Thắng - Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu 1998 - 2001)

Nguyên liệu chính dùng cho sản xuất là vải các loại có giá trị nhập khẩu giảm dần qua các năm - từ 8,3 triệu USD năm 1998 giảm xuống 8 triệu USD năm 1999 (giảm 2,8%) và còn 7,4 triệu 2000 (giảm 7,2% so với năm 1999). Giá trị nhập khẩu vải các loại có một sự giảm sút đáng kể, là do Công ty có nhu cầu sản xuất các loại sản phẩm khác (khăn tay, găng tay, mác Logo) nhiều hơn sản phẩm chính nh áo jacket, áo váy các loại. Nguyên phụ liệu nhập khẩu năm 1999 đạt giá trị lớn hơn so với năm 1998 và năm 2001 cũng là do nhu cầu sản xuất và kinh doanh năm này cao hơn hẳn so với các năm khác. Nhng nhìn chung, nguyên phụ liệu tiêu dùng cho sản xuất ở các năm là khá ổn định.

Hiện nay, May Chiến Thắng có 4 công nghệ sản xuất gồm may quần áo (9 phân xởng), may da (1PX), thêu in (1PX), dệt thảm len (1PX). Hãng HADONG, một doanh nghiệp Hàn Quốc, đã chuyển giao cho Công ty công nghệ sản xuất độc quyền sản phẩm găng tay da (gồm găng gôn, găng đông, găng lót). Nhờ có dây chuyền công nghệ này, Công ty có thêm khả năng sản xuất mặt hàng cùng loại để xuất khẩu sang thị trờng các nớc Châu Âu. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho Công ty trong việc đa dạng hoá sản phẩm. Trang thiết bị và công nghệ sản xuất của Công ty cũng đợc kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng năm để có cơ sở lập kế hoạch sản xuất cho các năm sau, và đợc bổ sung khi có điều kiện. Tính đến nay, Công ty có một hệ thống dây chuyền sản xuất khá hiện đại với số lợng máy móc chuyên dụng cao (chủ yếu là máy của các hãng Nhật Bản, đợc chế tạo từ đầu những năm 90). Máy may bằng 1 kim gồm 926 chiếc, máy may bằng 2 kim gồm 159 chiếc, máy vắt sổ gồm 100 chiếc, cùng một số máy móc chuyên dụng khác. Trong số các thiết bị chuyên dụng này, có không ít máy do bên đặt hàng cung cấp (chuyển giao patant hoặc chuyển giao license), nên chất lợng của thiết bị công nghệ đảm bảo đợc chất lợng sản xuất và năng suất lao động.

Khi nhận đơn đặt hàng và nguyên phụ liệu do bên đặt hàng cung cấp cùng với những thông số kỹ thuật, nhóm kỹ thuật của Công ty tiến hành chế thử sản phẩm (sản xuất mẫu đối), đợc kiểm tra và góp ý cho hoàn thiện. Sau đó, Phòng kỹ thuật công nghệ tiến hành xác định quy trình công nghệ sản xuất mặt hàng đ- ợc đặt. Mẫu đối đợc đa đến các phân xởng để làm mẫu cứng, giác trên sơ đồ pha cắt vải, giác mẫu và khớp mẫu rồi đa đến từng tổ cắt (gồm 2 công việc cắt thô và cắt tinh). Bộ phận cắt nhận vải và các phụ liệu từ quản đốc phân xởng, phối mẫu, cắt theo mẫu giác và đa đến từng tổ may. Tổ may nhận các công việc may chi tiết, may lắp ráp và một số công việc thủ công, đợc phân công chuyên môn hoá mỗi ngời một công đoạn. Sau đó, thợ thu hoá sản phẩm thực hiện kiểm tra chất l- ợng sản phẩm đã hoàn thành, nhặt chỉ, vệ sinh sản phẩm và chuyển sang cho bộ phận giặt - là - tẩy để hoàn chỉnh sản phẩm. Nếu sản phẩm sau khi kiểm tra thấy không đảm bảo yêu cầu, phải chuyển công việc lại cho các bộ phận chuyên trách trớc. Sản phẩm đợc kiểm tra chất lợng (KCS) và vệ sinh công nghiệp lần cuối để làm thủ tục nhập kho, đóng gói và xuất xởng theo đơn đặt hàng.

Do qua nhiều khâu đoạn sản xuất nh vậy, nên mỗi cụm dây chuyền phải hết sức đảm bảo chất lợng sản phẩm qua khâu của mình. Khi bên nhận cho là không đảm bảo yêu cầu chất lợng, Công ty phải nhận lại hàng do mình sản xuất để tái chế. Hầu nh khuyết điểm chủ yếu của sản phẩm là không đảm bảo chất lợng vệ sinh vải (dầu mỡ của máy bám trên mặt vải, ảnh hởng bởi khí hậu ẩm...). Số hàng tái chế tuy không đáng kể nhng mỗi lần khắc phục, Công ty cũng sẽ gặp khó khăn vì phải bỏ ra một lợng lao động và thời gian nhất định, đồng thời phải xem xét trách nhiệm thuộc về khâu nào để còn rút kinh nghiệm. Nếu với các bạn hàng

dễ tính và lâu năm, những lỗi này không ảnh hởng đáng kể tới uy tín của Công ty, nhng sẽ gây bất lợi rất lớn nếu là khách hàng mới hoặc khó tính.

Công nghệ sản xuất càng hoàn hảo, trình độ lao động và quản lý càng cao, thì chất lợng sản phẩm càng đợc đảm bảo. Nhng khách hàng không chỉ nhìn vào chất lợng của sản phẩm ở bề nổi, mà còn xem xét uy tín của Công ty thể hiện qua tiến độ sản xuất, thời hạn giao hàng, phơng thức vận chuyển và thanh toán.

Các khách hàng của Công ty đánh giá cao ý thức và trách nhiệm trong công việc của Công ty, vì cha lần nào Công ty giao hàng sai thời hạn. Công ty thanh toán bằng phơng thức L/C không huỷ ngang - đâylà phơng thức thanh toán tránh rủi ro cao nhất cho các doanh nghiệp có quy mô tài chính hạn chế trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Phơng thức chuyển tiền bằng điện cũng đợc sử dụng, chủ yếu là để thanh toán với các khách hàng lâu năm. Ngoài ra, các phơng thức thanh toán khác nh uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi cũng đợc sử dụng nhng ở mức độ hạn chế. Trong công tác giao nhận hàng, đôi khi Công ty cũng gặp khó khăn - do thời tiết xấu ảnh hởng không tốt tới mặt hàng vải và sản phẩm may, do những nguyên nhân bất khả kháng cho tàu thuyền vận chuyển, do những bất lợi trong các thủ tục hải quan, thuế quan... Nhng Công ty đã cố gắng khắc phục bằng mọi cách, để thuận lợi hơn trong các lần giao dịch, tạo ấn tợng tốt đẹp với khách hàng, thu hút sự quan tâm của khách hàng với sản phẩm.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Cty May chiến Thắng trên thị trường quốc tế (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w